• 02/09/2019

Nếu bạn thực sự muốn hiểu chính xác POS là gì, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất về chủ đề POS, đây chính là nơi bạn cần. Bài viết này sẽ tổng hợp mọi thông tin về POS (Point of Sales – Điểm bán hàng), cũng như các hệ thống POS đang được sử dụng hiện nay nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể và xu hướng của POS.

POS là gì?

POS là từ viết tắt của Point Of Sale, thuật ngữ dùng để chỉ điểm phân phối hàng hoá (điểm bán lẻ) được một cá nhân hay doanh nghiệp tổ chức, ví dụ: cửa hàng tạp hoá, chuổi cửa hàng thời trang, cửa hàng trưng bày và mua sắm.

Máy POS
Máy POS

Mỗi POS luôn có một hệ thống hoặc công cụ ghi nhận lại các giao dịch nhằm phản ánh lượng tiền mặt và hàng hoá ra vào trong một khoảng thời gian nhất định như sổ tay, tập tin Excel hoặc cao cấp hơn là các loại máy tính tiền (máy POS), phần mềm theo dõi bán hàng (phần mềm POS).

Việc trang bị và áp dụng hệ thống máy tính tiền hoặc phần mềm POS sẽ giúp các chủ doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hàng hoá, tiền mặt, hạn chế thất thoát hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm và thanh toán một cách nhanh gọn, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Hệ thống POS làm những việc gì?

Các hệ thống POS hiện đại cung cấp nhiều tính năng hơn việc chỉ đơn thuần ghi nhận và quản lý giao dịch. Các hệ thống này có thể cạnh tranh sòng phẳng với các chức năng kinh doanh khác, cũng như cung cấp thông tin cho các quyết định quan trọng khác. Chẳng hạn:

  • Quản lý kho trên khắp các chi nhánh, cả online lẫn offline
  • Cung cấp các chỉ số và báo cáo bán hàng
  • Quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả
  • Cải thiện doanh thu tại cửa hàng
  • Thay đổi để đáp ứng nhu cầu kinh doanh

Quản lý kho các chi nhánh, online lẫn offline

Dù bạn có tồn kho ở cửa hàng, nhà kho,… thì việc có thông tin số hàng tồn chính xác là nhiệm vụ không dễ dàng. Tồn kho là một trong những chi phí lớn nhất với nhà bán lẻ và bạn cần cách thức đơn giản để quản lý nó.

Nghĩa là phải có sản phẩm ở đúng nơi, đúng lúc và một hệ thống POS có thể giúp bạn đạt mục tiêu này.

Một hệ thống POS hiện đại sẽ giúp nhà bán lẻ quản lý tồn kho bất cứ đây bạn có sản phẩm. Không chỉ cấp độ quản lý kho này giúp việc theo dõi dễ dàng hơn, mà việc hoàn thành đơn hàng cũng nhanh hơn khi bạn biết có bao nhiêu sản phẩm ở địa điểm cụ thể vào bất kỳ lúc nào.

Với POS, bạn có thể dễ dàng theo dõi lượng tồn kho trên toàn bộ cửa hàng của mình, và vẫn làm cho khách hàng thấy hạnh phúc bằng cách tránh hết hàng và tự động cảnh báo nhập hàng khi tồn kho giảm dần.

Việc thấy được tổng thể tồn kho ở các địa điểm giúp bạn dễ dàng điều chuyển hàng từ nơi này qua nơi khác khi sắp hết sản phẩm. Và việc tạo đơn mua hàng cũng dễ hơn, và tạo các dự báo nhu cầu cũng chính xác hơn.

Cung cấp chỉ số và báo cáo bán hàng

Một hệ thống POS hữu ích hơn chỉ là xử lý các giao dịch. Bạn có thể sử dụng các thông tin quan trọng từ giải pháp POS của mình để ra các quyết định dựa trên dữ liệu về toàn bộ hoạt động kinh doanh.

Hệ thống POS hiện đại không khó khăn trong việc xem các phân tích trên khắp các kênh trong doanh nghiệp bán lẻ của bạn, dưới góc độ cá nhân lẫn như một phần trong doanh nghiệp.

Khả năng bóc tách và lọc dữ liệu bán hàng có thể giúp làm rõ cái gì đang hiệu quả, cái gì không.

Nên, khi bạn đánh giá một hệ thống POS, hãy chắc chắn là những điều sau dễ dàng theo dõi được:

  • Dữ liệu kinh doanh ở cửa hàng lẫn online
  • Doanh thu bán hàng chia theo thời gian (ngày, tuần, tháng,…)
  • Doanh thu trên mỗi nhân viên
  • Doanh thu trên từng kênh (khắp các cửa hàng và mỗi khu vực)
  • Hoạt động đội ngũ chia theo nhân viên
  • Báo cáo sản phẩm (để biết cái gì bán được, cái gì còn tồn hàng)
  • Số đơn đặt hàng

Việc tiếp cận được loại dữ liệu này có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn và đánh giá được sức khỏe chung của doanh nghiệp.

Quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả

Hệ thống POS giúp bạn dễ dàng thu thập, theo dõi, và quản lý thông tin khách hàng.

Đừng bỏ lỡ:  Hướng dẫn in mã vạch Nhanh - Gọn - Tiết kiệm

Nắm bắt những chi tiết này có thể giúp bạn hiểu tốt hơn về khách hàng lý tưởng và nhận diện người mua sắm trung thành nhất của mình.

Khi đáng giá các nhà cung cấp POS, hãy đảm bảo là những lựa chọn hàng đầu đó sẽ giúp bạn quản lý những điều sau:

  • Hồ sơ khách hàng. Thu thập chi tiết thông tin liên hệ để xây dựng hồ sơ có chiều sâu về khách hàng, giúp bạn hiểu hơn về họ và thói quen mua sắm của họ.
  • Lịch sử đặt hàng của khách. Truy cập nhanh vào lịch sử đặt hàng có thể giúp bạn bán chéo và bán gia tăng hiệu quả bằng cách đưa ra các đề nghị độc đáo, phù hợp dựa trên lịch sử mua hàng.
  • Các chương trình khách hàng trung thành. Hệ thống POS có thể cho bạn truy cập và chương trình khách hàng trung thành ở bất kỳ kênh nào, dù là online, ở cửa hàng hay bất cứ đâu.

Cải thiện doanh số cửa hàng

Trải nghiệm mua sắm truyền thống đã thay đổi và nhà bán lẻ phải đáp ứng được nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng để cạnh tranh được. Nhưng một hệ thống POS có thể giúp bạn theo kịp sự thay đổi trong ngành.

Những tính năng phù hợp của POS có thể giúp bạn thu hút người mua và gia tăng doanh số. Ví dụ, sử dụng POS để giữ liên hệ với khách hàng và giúp cho sản phẩm của bạn luôn trong tâm trí khách sau khi họ rời khỏi cửa hàng.

Nhân viên bán hàng có thể gửi email cho khách hàng những mặt hàng mà họ quan tâm nhưng không mua khi ở cửa hàng, nên khi nào họ thấy sẵn sàng, khách hàng có thể mua nhưng mặt hàng đó.

Cung nhiều lựa chọn giao hàng đa dạng cũng là một cách để bạn có thể phục vụ nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng. Bạn có thể sử dụng tính năng POS để giao tới bất kỳ địa chỉ nào thuận tiện nhất cho người mua, dù là nhà, cơ quan hay địa điểm bất kỳ. Điều này sẽ đem lại cho bạn một lợi thế cạnh tranh lớn.

Một hệ thống POS cung cấp các phương án giao hàng linh hoạt có thể tối thiểu nhu cầu đổi, trả hàng và duy trì doanh số.

  • Mua online, lấy ở cửa hàng. Lấy hàng ở cửa hàng cho phép khách hàng mua online và lấy hàng của mình từ cửa hàng của nhà bán lẻ hoặc ở bên thứ 3. Hàng ngàng cửa hàng đang giảm tỷ lệ trả hàng và bán nhiều hơn bằng cách để cho khách hàng kiểm tra kích thước, màu, và hình thù của món hàng trước khi đi về, những thứ này mang lại sự linh hoạt.
  • Giao hàng tận nhà. Sau khi khách mua sản phẩm ở cửa hàng, nhất là những sản phẩm nặng và cồng kềnh như nội thất, họ không hề muốn tự mình vác về nhà. Vậy nên hãy cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà. Hoặc nếu một mặt hàng không có sẵn ở cửa hàng, nhưng lại ở nơi khác, khách hàng có thể cứ mua ở cửa hàng, nhưng mặt hàng vẫn được giao tới tận nhà mình.
  • Đổi trả hàng ở cửa hàng cho những mặt hàng đã mua online trước đó. Việc tạo ra trải nghiệm này có thể xây dựng lòng trung thành nơi khách hàng. Ví dụ, nếu khách hàng muốn trả lại sản phẩm mà họ đã mua online, họ có thể muốn trả lại ngay lập tức thay vì gửi lại sản phẩm bằng việc gửi email. Hãy cho phép họ ghé cửa hàng để thực hiện trả lại.

Điều này mang lại cơ hội tạo sự thân thiện giúp bán được thêm sản phẩm, hoặc ít nhất là xây dựng được quan hệ mật thiết với khách hàng.

Thay đổi đáp ứng nhu cầu kinh doanh

Phần mềm và phần cứng POS sẽ bổ sung thay vì mâu thuẫn với doanh nghiệp và thương hiệu. Lý tưởng thì phần cứng và phần mềm nên tương thích, dễ sử dụng.

Cuối cùng thì thương hiệu và sản phẩm của bạn sẽ nhận được sự chú ý từ khách hàng chứ không phải hệ thống POS.

Khi đánh giá một hệ thống POS, hãy kiểm tra luôn ứng dụng trên di động. Khi làm vậy, bạn có thể điều chỉnh hệ thống POS cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Việc tích hợp ứng dụng có thể giúp kết nối POS với các công cụ khác giúp vận hành tốt doanh nghiệp (như phần mềm marketing tự động, phần mềm kế toán, và hóa đơn).

Nếu bạn biết mình sẽ cần sự trợ giúp trong việc cài đặt và cá nhân hóa, hãy tìm một mạng lưới đối tác vững mạnh. Với nhiều đối tác được chọn, bạn sẽ dễ thuê chuyên gia cài đặt POS, duy trì hay giúp bạn điều chỉnh cho hợp nhu cầu.

Thiếu phương thức thanh toán

Ngày càng nhiều khách hàng sử dụng điện thoại để thanh toán, dù qua dịch vụ như service Apple Pay, Google Pay hay thể tín dụng.

Theo một báo cáo gần đây, chỉ có 17% phương thức thanh toán trên thế giới là tiền mặt. Việc sử dụng ví điện tử đã lên tới 28%, với 1.5 tỷ người dùng.

Và hãy cân nhắc tác động của COVID-19 lên điều đó – nó thúc đẩy nhu cầu tương tác không qua tiếp xúc giữa khách hàng – người bán.

Thanh toán ví điện tử cực kỳ thuận tiện cho người mua, kẻ bán – thao tác nhanh chóng cho phép khách hàng để ví ở nhà và tốc độ khiến cho việc thanh toán không còn diễn ra quá lâu.

Các hệ thống POS hiện đang được sử dụng ở Việt Nam

Máy tính tiền (máy POS)

Máy POS là 1 thiết bị dùng để tính tiền, lưu trữ số liệu bán hàng, có thể kết hợp với các loại thiết bị như máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn bán lẻ, máy thanh toán bằng thẻ tín dụng, và ngăn kéo đựng tiền…

Đừng bỏ lỡ:  Khác biệt giữa Cửa hàng bách hoá và Cửa hàng tiện lợi

Nhà cung cấp máy tính tiền nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay là Lý Phú Vinh, với thương hiệu Uniwell, Sam4s và thương hiệu tự sản xuất Lý Phú Vinh. Ngoài ra còn có Tân Phú Vinh chuyên cung cấp máy tính tiền thương hiệu Casio và Quorion.

Bạn có thể xem thêm các mẫu máy POS khác tại đây.

Máy tính tiền Lý phú vinh
Máy tính tiền Lý phú vinh

Ưu điểm:

  • Đơn giản, dễ sử dụng
  • Không bị virus
  • Dùng phổ biến trong siêu thị, shop, nhà hàng, khách sạn, karaoke…
  • Dùng cho nhu cầu đơn giản: in hóa đơn, thanh toán tiền…

Nhược điểm:

  • Nặng, khó di chuyển
  • Không cung cấp các báo cáo bán hàng như tồn kho, công nợ, v.v.
  • Không thể quản lý kinh doanh trực tuyến
  • Giá thành tương đối cao (khoảng hơn 10 triệu đồng), rất ít nơi có điều kiện trang bị

Phần mềm POS cài đặt trên máy tính (Offline hoặc On-premise POS)

Phầm mềm POS cài trên máy vi tính, hay còn gọi là phần mềm tính tiền (mặc dù tên gọi này chỉ phản ánh được 1 chức năng trong toàn bộ các chức năng khác của phần mềm POS).

Đây là phần mềm dạng rất phát triển trong những khoảng vài năm trở lại đây, khi đó Khách hàng sẽ phải mua hoặc đặt hàng 1 gói phần mềm được cung cấp sẵn và tiến hành cài đặt trên máy tính.

Phần mềm POS cài trên máy tính
Phần mềm POS cài trên máy tính

Ưu điểm:

  • Chỉ cần cài đặt vào máy tính là có thể sử dụng
  • Được thiết kế đa dạng cho từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
  • Xây dựng nhiều tính năng hấp dẫn: phân loại thành viên, báo cáo chi tiết…
  • Phân quyền quản trị cho từng nhóm người dùng
  • Cung cấp báo cáo đa dạng và chi tiết hơn so với Máy tính tiền
  • Giá thành không quá cao, nhiều nơi có thể mua và trang bị

Nhược điểm:

  • Dữ liệu lưu trữ trực tiếp trên máy tính nên có thể bị mất dữ liệu khi máy tính bị nhiễm virus hoặc cháy nổ.
  • Hoạt động trong thời gian dài sẽ khiến hệ thống xử lý chậm lại
  • Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ vi tính nhất định
  • Cài đặt cố định trên máy nên không thể đáp ứng ngay nhu cầu xem thông tin tức thời
  • Nhiều tính năng dư thừa đối với người dùng.

Phần mềm POS online, chạy trên nền web (web-based POS hoặc cloud-based POS)

Web-based POS là một dạng dịch vụ mới xuất hiện gần đây, có thể được coi như sự cải tiến và bắt kịp xu hướng kinh doanh bán lẻ nở rộ trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Tại thị trường nước ngoài, web-based POS đã trở nên phổ biến để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán điện tử và kết nối trực tuyến.

POS

Ưu điểm:

  • Đơn giản, dễ sử dụng cả với những người không thành thạo với máy tính
  • Không cần cài đặt cố định trên 1 máy tính, chỉ sử dụng trình duyệt web (Chrome, Fire Fox, Safari, Internet Explorer, v.v.)
  • Dễ dàng quản lý, truy xuất dữ liệu từ bất kỳ nơi đâu, vào bất kỳ lúc nào với máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy tính bảng hay điện thoại thông minh.
  • Nhiều tính năng được phát triển để phù hợp với đa số doanh nghiệp; xuất các loại báo cáo cụ thể, tùy yêu cầu người dùng.
  • Dữ liệu được đầu tư về bảo mật và mã hóa theo tiêu chuẩn cao nhất.
  • Các giao dịch kinh doanh được cập nhật tức thời trên server, giúp chủ doanh nghiệp có thể theo dõi chặt chẽ hơn.
  • Giá thành thấp, phù hợp túi tiền của các cửa hàng bán lẻ, shop online, đại lý phân phối, v.v.
  • Không bị virus

Nhược điểm:

  • Cần phải kết nối Internet
  • Việc thanh toán phí hàng tháng khá lạ đối với đa số người dùng, tuy nhiên ĐÂY LÀ XU HƯỚNG.

Vậy phần mềm tính tiền là gì?

Phần mềm tính tiền theo đúng tên gọi là dùng để tính tiền, tính hóa đơn khi khách mua hàng. Đối với phần mềm POS bao gồm nhiều chức năng, thì phần mềm tính tiền chỉ đại diện cho 1 trong những chức năng phổ biến của phần mềm POS mà thôi.

Về quá trình, phần mềm tính tiền là sự thay thế cho cách tính tiền truyền thống từ trước đến nay.

Ngày trước, việc tính tiền sau khi mua hàng hoặc sử dung xong 1 dịch vụ thường được tính bằng giấy ghi tay hoặc tính nhẩm bằng tay.

Sau đó, là sự phổ biến của loại máy tính cầm tay. Có một thời mà trên tay mỗi chị chủ cửa hàng tạp hóa luôn là 1 máy tính bỏ túi Casio.

Máy tính cầm tay
Máy tính cầm tay

Và những năm trở lại đây thì chứng kiến sự lột xác trong việc tính tiền, do sự đổi mới về cách quản lý cũng như số lượng giao dịch ngày càng nhiều, nên ngoài việc tính tiền, một phần mềm còn phải làm thêm những chức năng khác như tồn kho, nhập xuất, công nợ… hoặc thậm chí trở thành kênh đặt hàng.

Phần mềm tính tiền, mặc dù vẫn được quen gọi như thế, nhưng chỉ phản ánh được một chức năng chủ đạo của phần mềm POS mà thôi.

Hệ thống POS ERP (Enterprise Resource Planning)

Phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, kiểm soát các nguồn lực hiện có, lên kế hoạch phát triển kinh doanh.

Ưu điểm:

Giải pháp ERP
Giải pháp ERP

Đâu là lúc thích hợp để thay đổi hệ thống POS?

Bạn có thể đã sử dụng một hệ thống POS nào đấy, đủ tốt nhưng bạn cho rằng còn những cái tốt hơn ngoài kia. Đây là một số dấu hiệu cho thấy đã tới lúc cần tìm một hệ thống mới:

  • Quản lý kho trở nên khó khăn và không tự đồng bộ
  • Thiếu các phương án thanh toán hiện đại
  • Không có ứng dụng mobile
  • Khách hàng không thể sử dụng thẻ quà tặng online ở cửa hàng và ngược lại
  • Phát sinh vấn đề quản lý nhân viên
  • Việc thay đổi, điều chỉnh cần nhiều nguồn lực kỹ thuật
Đừng bỏ lỡ:  Chị em thành đạt ngành FMCG có chung 7 mối quan tâm này!

Quản lý kho khó khăn và không tự đồng bộ

Nhà bán lẻ không tập trung nỗ lực của mình vào bán hàng đa kênh là thiếu sót trong việc khai thác cơ hội tăng doanh thu. Hành vi khách hàng đã thay đổi và liên tục thay đổi cả trong thời kì COVID-19.

Một trải nghiệm ổn định, hài hòa trên khắp các kênh bán hàng là những gì khách hàng trông đợi. Khách hàng không muốn lý do cho việc không có hàng, họ muốn một trải nghiệm mua sắm mượt mà, bất luận họ mua ở đâu..

Bất luận bạn bán ở đâu, điều quan trọng là hệ thống POS tự đồng bộ tồn kho trên khắp các kênh.

Không phải mọi hệ thống POS đều tổng hợp được các đơn hàng online, tồn kho ở cửa hàng, tồn kho trong kho chưa hàng, và có thể làm đau đầu bạn lẫn khách hàng.

Tổng hợp kho thủ công là công việc mệt mỏi và đầy lỗi. Khi tồn kho được tự động cập nhật, bạn biết chính xác dang có trong tay bao nhiêu hàng và nó ở đâu.

Ngoài ra cũng dễ biết mỗi sản phẩm bán dễ hay khó và có thể đặt hàng nhà cung cấp dựa trên kết quả bán hàng và mức tồn kho.

Với thông tin đó, bạn có thể hạn chế hết hàng, dễ chuyển kho qua lại, có bức tranh toàn diện về hoạt động bán hàng chỉ từ một nơi. POS là một phần trong nền tảng thương mại hợp nhất giúp bạn giải phóng toàn bộ tiềm năng đó.

Thiếu phương thức thanh toán

Ngày càng nhiều khách hàng dùng điện thoại để thực hiện thanh toán, thông qua các dịch vụ như Apple Pay và Google Pay hay thẻ thanh toán lưu trên ví điện tử.

Theo một báo cáo gần đây, chỉ 17% thanh toán toàn cầu là còn sử dụng tiền mặt. Ví điện tử dự báo sẽ tăng lên 28% vào năm 2022, chạm mốc 1.5 tỷ người dùng. Hãy nghĩ tới tác động của COVID-19 và xem nó thúc đẩy quá trình nhu cầu tương tác không giao tiếp giữa người mua kẻ bán.

Thanh toán qua ví điện tử cực kỳ thuận tiện cho người mua sắm và nhà bán lẻ, thao tác nhanh chóng cho phép Khách hàng để ví ở nhà, và không cần phải đợi quá lâu.

Không có phương án POS cho thiết bị di động

Ở Mỹ, hơn 29 triêu người được kì vọng sẽ sử dụng thanh toán qua POS trên thiết bị di động vào 2019, tổng cộng hơn 87 tỷ đô được giao dịch. Con số này sẽ tăng 29.6% mỗi năm và đạt 246 tỷ đô vào 2023.

Nhưng không phải hệ thống POS nào cũng tương thích với thiết bị di động, điều này lại gây khó cho việc chấp nhận thanh toán qua mobile hay xử lý giao dịch ở bất kỳ đâu thay vì ở quầy thu ngân.

Khả năng di chuyển linh hoạt giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Một trong những lợi ích lớn nhất của thiết bị POS di động là giảm tắc nghẽn. Một POS di động giúp bạn xử lý các giao dịch từ bất kỳ vị trí nào trong cửa hàng, làm tăng trải nghiệm khách hàng.

Không ai thích chờ đợi ở quầy tính tiền. Theo một khảo sát, 32% người mua hàng sẽ tránh xếp hàng dài để qua vị trí có trải nghiệm thanh toán nhanh hơn.

Hỗ trợ tốt hơn cho nhân viên. Nhân viên được trang bị để giúp khách hàng, trả lời câu hỏi và sử dụng thiết bị của mình để kiểm tra tồn kho mà không phải chạy vào kiểm tra.

Chi phí triển khai từng loại POS và các thiết bị đi kèm

Máy tính tiền (Electronic Cash Register)

Chi phí trung bình khoảng 30 triệu đồng, dùng để đầu tư cho các loại máy chính như máy tính tiền (10 – 15 triệu), máy đọc mã vạch ( 2 – 5 triệu), máy in hóa đơn ( khoảng 5 triệu), két tiền ( khoảng 2 triệu) và các thiết bị phụ khác.

Phần mềm POS cài đặt trên máy tính

Cần khoảng 4 triệu đồng để mua phần mềm cài đặt cho 1 máy chủ.

Ngoài ra còn các chi phí để lắp đặt máy in hóa đơn, máy đọc mã vạch….Vậy doanh nghiệp cần khoảng 15 triệu đồng để ứng dụng phần mềm POS cài đặt trên máy tính.

Phần mềm POS ứng dụng điện toán đám mây, chạy trên nền web

Có nhiều gói chi phí khác nhau, thay đổi linh hoạt theo nhu cầu người dùng nhưng nhìn chung mỗi tháng chi phí tiêu hao thấp, chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng.

Tuy nhiên, người dùng phải tốn thêm 1 khoản chi phí cho Internet hàng tháng, cùng chi phí lắp đặt máy in hóa đơn, máy đọc mã vạch hỗ trợ cho việc bán hàng.

Xu thế của POS hiện nay

Tuỳ theo nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp, cửa hàng… ta có thể lựa chọn giải pháp quản lý bán hàng phù hợp với mình.

  • Nếu bạn quan tâm tới nhu cầu bảo mật, muốn tự quản lý và bảo quản thông tin thì có thể tìm mua một phần mềm POS Offline.
  • Nếu muốn tạo nên vẻ lịch sự, sang trọng giống như 1 trung tâm mua sắm, bạn có thể chọn ngay 1 máy tính tiền cho mình.
  • Nếu là người kinh doanh năng động, bắt kịp xu thế internet hiện nay, có thể bạn sẽ chọn loại hình web-based POS.

Các thành phần khác của một hệ thống POS

Bên cạnh một hệ thống POS như đã nói, còn có những thành phần khác giúp bạn hoàn thiện toàn bộ hệ thống:

Máy quét mã vạch (Barcode scanner)

Ngoài công dụng chính là quét mã vạch, bạn có thể dùng một số đầu đọc để quét mã giảm giá. Có loại máy quét 1D sử dụng cho mã vạch truyền thống và máy quét 2D dùng để quét mã QR.

Két tiền (Cash drawer)

Trừ khi bạn chỉ thanh toán không dùng tiền mặt, còn không thì bạn phải có két đựng tiền mặt mà khách hàng dùng để mua sản phẩm. Két tiền cũng là chỗ an toàn, đảm bảo để sắp xếp các hóa đơn, bill hàng.

Đầu đọc thẻ thanh toán (Debit, Credit Card Reader)

Phần cứng này có thể đọc được thẻ thanh toán. Có nhiều cách để đọc thẻ, chẳng hạn như quẹt ngang, chạm hoặc dùng chip EMV. Bạn sẽ cần thiết bị này cho quá trình thanh toán để bạn có thể nhận tiền của khách hàng thông qua hệ thống ngân hàng.

Máy in nhiệt

Thiết bị này không nhất thiết phải có, tuy nhiên đa phần các nhà bản lẻ ở Việt Nam đều trang bị máy in nhiệt có thể kết nối với phần mềm POS và in ra đơn hàng vừa bán.

Máy in nhãn / tem mã vạch

Một số tình huống bạn sẽ cần in nhãn, như hàng giao cho khách chẳng hạn. Với máy in tem, nhãn, bạn có thể làm điều này dễ dàng, thuận tiện.

Cân

Nếu bạn bán sản phẩm theo trọng lượng, bạn sẽ cần Cân để xác định cần tính bao nhiêu tiền. Một vài loại cân có thể kết nối với phần mềm POS, giúp cho việc bán hàng được mượt mà.