• 02/04/2020

Mỗi năm có nhiều cửa hàng tiện lợi được mở ra tại VN, quy mô từ nhỏ tới lớn đủ cả. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho việc lên kế hoạch mở cửa hàng tiện lợi là yêu cầu cần thiết để tồn tại lâu dài và có đủ sức cạnh tranh.

Khác biệt về giá giữa của hàng bách hoá và cửa hàng tiện lợi
Khác biệt về giá giữa của hàng bách hoá và cửa hàng tiện lợi

Dưới đây là các bước bạn có thể thực hành theo để…

#1 – Tạo bản mô tả kinh doanh chung

Liệt kê tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp như sở hữu tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.

Trong phần này, hãy tóm lược tình hình tài chính của cửa hàng, bao gồm các thành phần chi phí và tài sản cần cho cửa hàng.

#2 – Nhận diện sản phẩm và dịch vụ sẽ cung cấp

Bao gồm mô tả các hàng hóa trưng bày, cùng với những dịch vụ phụ thêm mà cửa hàng cung cấp, chẳng hạn như vé số tự chọn và thức ăn.

Chia các mặt hàng vào các danh mục và chi tiết từng dịch vụ.

#3 – Nghiên cứu các cửa hàng tiện lợi khác trong khu vực

Thông tin này sẽ giúp bạn trong việc hoàn thiện phân tích thị trường.

Hãy dùng các nguồn lực như tin tức, thống kê và dữ liệu từ các hiệp hội liên quan để thu thập thông tin.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu gặp khó khăn khi nghiên cứu.

#4 – Phân tích marketing với tổng quan kinh tế toàn ngành

Giải thích trạng thái hiện tại và tương lai trong lĩnh vực cửa hàng tiện lợi, môi trường kinh tế tổng thể của khu vực và thị trường mục tiêu, hoặc hồ sơ khách hàng, của khách hàng mục tiêu.

Đừng bỏ lỡ:  Khác biệt giữa Cửa hàng bách hoá và Cửa hàng tiện lợi

Theo sau tổng quan là phân tích chi tiết về lĩnh vực cửa hàng tiện lợi, thị trường mục tiêu của bạn.

#5 – Phân tích cạnh tranh

Thể hiện số cửa hàng tiện lợi trong khu vực bạn kinh doanh sẽ cạnh tranh với bạn.

Nhận diện những điểm manh, yếu, cơ hội và đe dọa đối với cửa hàng của bạn.

Giải thích những chiến lược mà bạn sẽ dùng để cạnh tranh với đối thủ, cùng lúc đó vượt qua những yếu kém và đe dọa được nhận diện.

#6 – Phát triển kế hoạch marketing tối đa sự hiện diện

Nhận diện dấu ấn sẽ giúp bạn thu hút khách hàng.

Giải thích cách cửa hàng tạo và duy trì khách hàng thường xuyên, cũng như khách ra vô cửa hàng.

Giải thích mức giá mà cửa hàng của bạn sẽ áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ.

#7 – Giải thích cấu trúc tổ chức của cửa hàng

Bao gồm sơ đồ tổ chức để tham khảo nhanh.

Nhận diện liệu nhân viên nào làm full time, ai làm part time.

Bao gồm thông tin lương cho mỗi vị trí, cùng với chi phí cho bất kỳ phúc lợi hay khóa đào tạo nào.

#8 – Cung cấp chi tiết về địa chỉ cửa hàng và thời gian hoạt động của cửa hàng bao gồm những ngày cuối tuần và ngày lễ

#9 – Liệt kê tài sản cố định, thiết bị, nội thất cửa hàng sẽ cần để vận hành hiệu quả, gồm tiền mặt, máy điều hòa, kệ hàng

Nhận diện những yêu cầu pháp lý mà cửa hàng phải đáp ứng và liệt kê chúng ra, kèm theo chí phí.

Bao gồm những yêu cầu như luật về quy hoạch, chứng nhận, thuế, thuê mặt bằng.

Đừng bỏ lỡ:  Tổng hợp danh sách nhà phân phối hàng tiêu dùng và thực phẩm (cập nhật đều đặn)

Liệt kê thông tin nhà cung cấp. Bao gồm chi phí nhà cung cấp, chi phí giao hàng và thời gian quay vòng.

#10 – Hoàn thành báo cáo lãi lỗ, phân tích dòng tiền, bảng cân đối và báo cáo tài chính cá nhân

Sử dụng các con số dự báo nếu cửa hàng của bạn chuẩn bị đi vào kinh doanh. Đưa ra các giả định đáng tin cậy và có thể đạt được. Bao gồm những biểu đồ dễ đọc

#11 – Hoàn thành tóm tắt thực thi và đặt nó trước kế hoạch kinh doanh.

Sử dụng phần này để tóm lược thông tin kế hoạch kinh doanh. Giới hạn tóm tắt thực thi trong vòng 2 trang. Bao gồm tóm lược đội ngũ quản lý cửa hàng, tầm nhìn và mục tiêu doanh thu kì vọng.

Tham khảo: Small Business