• 24/09/2019

Kinh doanh tạp hoá thuộc về mô hình kinh doanh truyền thống. Tuỳ số vốn bạn có hoặc tuỳ tích góp trong bao năm của bạn mà quy mô kinh doanh sẽ khác nhau.

Bạn có thể sống khoẻ với chỉ 1 cửa hàng tạp hoá, hoặc mở rộng ra thêm vài cửa hàng để… sống khoẻ hơn. Đùa chứ, nếu phải mở rộng ra vài cửa hàng, hẳn bạn có đam mê và tham vọng trong kinh doanh thì đúng hơn.

Câu hỏi đầu tiên là bạn có muốn tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận với cửa hàng tạp hoá của mình không?

Nghe hơi phi lý đúng không, cửa hàng tạp hoá thì cứ mở ra bán hàng thôi chứ việc gì phải nghĩ đến tăng trưởng các thứ xa vời.

Nhưng thiệt sự thì tạp hoá cũng là kinh doanh về bản chất, nên việc đặt mục tiêu doanh thu, tăng trưởng là rất bình thường như mọi việc kinh doanh khác, chỉ là bạn chưa hoặc không dám nghĩ đến mà thôi.

Vậy nếu bạn thật sự có nghĩ đến, rất vui khi chia sẻ cùng bạn một công thức tăng trưởng mà đa phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đều áp dụng.

Đó là công thức 5WAYS (5 CON ĐƯỜNG). Hãy xem công thức này là gì nhé.

Công thức 5WAYS

Theo lý thuyết, việc tăng trưởng sẽ được tính theo công thức sau:

Số khách hàng tiềm năng * Tỷ lệ chuyển đổi * Số lượng giao dịch trung bình * Doanh thu trung bình trên mỗi giao dịch * Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận

Giải thích từng thành phần như sau:

  • Số khách hàng tiềm năng: số khách hàng bạn có thể tiếp cận được để giới thiệu sản phẩm / dịch vụ của mình. Đối với tạp hoá là thì số người sinh sống quanh khu vực cửa hàng hoặc đi ngang cửa hàng của bạn. Số khách hàng tiềm năng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn thường thấy nhất là mặt bằng cửa hàng (đặt ở mặt tiền đường, nhiều người qua lại thì hẳn nhiên sẽ có nhiều người hơn so với đặt trong hẻm).
  • Tỷ lệ chuyển đổi: nghĩa là bao nhiêu trong số các khách hàng tiềm năng trên kia sẽ mua hàng từ bạn.
  • Số lượng giao dịch trung bình: nghĩa là mỗi khách hàng sẽ mua bao nhiêu lần từ bạn.
  • Doanh thu trung bình mỗi giao dich: nghĩa là mỗi đơn hàng như vậy sẽ có doanh thu trung bình là bao nhiêu
  • Tỷ suất lợi nhuận: là lợi nhuận cuối cùng của bạn sẽ chiếm bao nhiêu trên tổng doanh thu
Đừng bỏ lỡ:  Tóm lược 4 bước xây dựng chiến lược kênh phân phối

Rồi, bây giờ ta sẽ giả sử, bỏ các con số vào để tính ra lợi nhuận cuối cùng nhé.

Chẳng hạn trong 1 ngày:

  • Cửa hàng của bạn tiếp cận được 500 khách hàng
  • Và có khoảng 100 trong số 500 khách hàng tiềm năng đó mua hàng
  • Vậy bạn có tỷ lệ chuyển đổi là 100 / 500 = 20%
  • Mỗi khách hàng như vậy mỗi ngày mua ở cửa hàng của bạn 1 lần, vậy ta có trung bình số lần mua trên mỗi khách hàng là 1 lần
  • Mỗi khách mua giá trị đơn hàng khác nhau, giả sử tính trung bình trên tất cả đơn hàng ra khoảng 50.000 đ / đơn đi.
  • Thì doanh thu 1 ngày của bạn sẽ là 500 * 20% * 1 * 50.000 = 5.000.000 VND
  • Giả sử tỷ suất lợi nhuận của bạn là 10%
  • Vậy lợi nhuận của bạn trong 1 ngày là 5.000.000 đ * 10% = 500.000 đ

Vậy ta có bảng tính sau:

Bảng tính lợi nhuận hiện tại
Bảng tính lợi nhuận hiện tại

Bây giờ ta sẽ tưởng tượng, tăng 5 biến số trong công thức, mỗi biến lên 10%, xem thế nào nhé:

Bảng tính lợi nhuận trong tương lai
Bảng tính lợi nhuận trong tương lai

Điều làm bạn bất ngờ sẽ là lợi nhuận trong bảng tính 2 so với bảng tính 1 tăng đến 61% (bằng (805.255 – 500.000) / 500.000) chứ không phải 10% như tăng từng biến số.

Như vậy, với giá trị mỗi biến chỉ cần tăng 10%, bạn có thể tăng lợi nhuận cuối cùng của mình lên tới 61 % chứ không phải là 10% (tương ứng với lợi nhuận 550.000 đ).

Vậy làm cách nào để tăng mỗi biến số lên 10% hoặc tăng lên 1 phần trăm nào đấy để giúp lợi nhuận của bạn bức tốc. Hãy đón xem trong kỳ sau.

Bằng một cách thức nào đó, các biến số này đều có trên phần mềm S3.

Nếu bạn muốn kinh doanh tạp hoá “lớp lang, bài bản”, hãy đăng ký dùng thử: