Cách tính Markup và Margin trong lĩnh vực bán lẻ
Đây là những gì tôi học được về cách tính markup (lợi nhuận mong muốn) và margin (biên lợi nhuận) cho doanh nghiệp / cửa hàng bán lẻ
Trong bài phân tích về “Ngành Công Nghiệp Bán Lẻ ở Việt Nam”, RNCOS – công ty chuyên về nghiên cứu, cung cấp báo cáo và phân tích kinh doanh các ngành công nghiệp, tường trình như sau:
“Thị trường bán lẻ ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ đáng kể, vượt xa nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, chỉ đứng sau Ấn Độ và Nga.
Khu vực này nhận được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài, và thị trường được thiết lập bởi sự mở cửa của nhiều trung tâm thương mại cũng như các cửa hàng lớn.”
Thị trường bán lẻ Việt Nam có thể tạm phân thành 6 kênh phân phối theo đặc điểm cụ thể, bao gồm:
Các kênh như đại siêu thị, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi và cửa hàng chuyên dụng đều có điểm chung là sử dụng phần mềm POS trong việc quản lý hàng hóa và các giao dịch nhập xuất. Phần mềm S3POS đáp ứng được nhu cầu quản lý của hầu hết các kênh này, đăng ký S3POS tại đây.
Nội dung chính
Đại siêu thị là địa điểm bán lẻ mở rất lớn về diện tích kinh doanh lẫn số lượng các loại sản phẩm (thực phẩm & phi thực phẩm).
Một vài ví dụ về đại siêu thị là: Loblaw and Superstore (Canada), Fred Meyer, Meijer and Super Kmart (US), Asda and Tesco (UK), Carrefour and NTUC Fairprice (Singapore), v.v.
Ở Việt Nam, Big C là thương hiệu đại siêu thị duy nhất.
Chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry làm cho chúng ta nghĩ nó là đại siêu thị, nhưng thực ra không phải thế. Khách hàng của Metro hầu hết là nhà xưởng công nghiệp và những đối tượng mua bán sỉ, trong khi khách hàng của đại siêu thị là người tiêu dùng.
Cũng vì tập trung lượng lớn hàng hoá giá thành thấp nên hầu hết các siêu thị Big C đều chật chội đông đúc. Nếu bạn muốn đi mua sắm ở đây, tốt nhất là tránh đi vào buổi tối và dịp cuối tuần.
Với giá bán lẻ cao hơn một chút so với đại siêu thị, là nơi thích hợp cho việc mua sắm hàng tuần.
Các siêu thị nổi tiếng nhất ở Việt Nam phải nhắc đến là Intimex, Co.opmart, Fivimart và Citimart.
Siêu thị ở Việt Nam cung cấp những mặt hàng và dịch vụ tương đương nhau. Có nơi cấp thẻ khách hàng thân thiết để bạn tích điểm và được giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo.
Trung tâm thương mại thường bán những món đắt tiền nhưng quần áo hiệu, giày hiệu và thiết bị điện tử cao cấp.
Parkson và Diamond Plaza, Vincom là những nơi được ưa chuộng nhất ở TPHCM. Còn ở Hà Nội là Vincom, Tràng Tiền Plaza, Grand Plaza, The Manor và Parkson.
Đây là một khái niệm mới ở Việt Nam, nơi bao hàm cả đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng bách hoá, rạp chiếu phim và cửa hàng chuyên biệt.
Lotte Mart & The Crescent Mall ở quận 7, TPHCM có thể được xem là Trung tâm mua sắm “đúng chuẩn”.
Chuỗi cửa hàng tiện lợi phục vụ nhu cầu hàng ngày về những món đồ lặt vặt, và có thể được tìm thấy trên mọi con phố. Bạn có thể dễ dàng mua một chai nước hay giấy vệ sinh, dầu gội, khăn giấy và nhiều món khác.
Các chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam đang cạnh tranh với các quầy sạp bán hàng bên đường và các chợ truyền thống.
Chuỗi cửa hàng Co.opFood, trực thuộc hệ thống cửa hàng của Saigon Co.op, G7 Mart và Shop & Go có thể được kể như là những chuỗi cửa hàng tiện ích.
Tuy nhiên, chính những cửa hàng tiện ích vô danh mới là thành phần đại diện cho đa số thị trường bán lẻ tiện dụng ở Việt Nam.
Cửa hàng chuyên dụng là các cửa hàng chuyên bán 1 loại hoặc 1 nhóm sản phẩm nào đó.
Các cửa hàng này có thể nằm rải rác khắp nơi trong thành phố, hoặc tỉnh lỵ nhưng thường là tập trung theo khu.
Ví dụ như những cửa hàng bán quần áo thời trang trên đường Nguyễn Trãi hoặc khu bán vật liệu xây dựng, trang trí nội thất trên đường Tô Hiến Thành, Tp. Hồ Chí Minh.
Và cũng chính các cửa hàng mới là nguồn cung cấp và trung gian trao đổi hàng hóa lớn nhất trên thị trường bán lẻ từ nước hoa, điện thoại di động, nước giải khác cho đến ô tô và cả vật liệu xây dựng (trừ phân khúc tiện dụng và thực phẩm).
Nguồn: Vietnamonline.com
Đây là những gì tôi học được về cách tính markup (lợi nhuận mong muốn) và margin (biên lợi nhuận) cho doanh nghiệp / cửa hàng bán lẻ
Đối với các nhà bán lẻ, đôi khi điều lo lắng nhất không phải là thiếu vắng các đơn hàng thường xuyên, mà lại là sự mất kiểm soát thông tin về các đơn hàng cần bổ sung thêm hàng tuần. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo các nguồn dữ liệu bổ sung…
Tạo lập cơ sở kinh doanh cây cảnh có thể là chuyến phiêu lưu khó khăn nhưng cũng có thể cực kì thú vị nếu bạn có đam mê với cây xanh.
Có nhiều thứ cần cân nhắc khi quyết định mở một tiệm bánh, nhưng với một kế hoạch kinh doanh chu đáo, bạn sẽ sớm đi tạo ra một doanh nghiệp tại nhà thành công.
Không như nhà sách hay cửa hàng thời trang, hầu hết khách hàng không tới cửa hàng tiện lợi để thong thả lựa đồ.
Một bảng hiệu bán lẻ tuyệt vời phải thu hút được sự chú ý của khách hàng. Nó giống như một tiêu đề email, một tựa tờ báo đủ cuốn hút để người nhận phải mở ra đọc hay một bìa tạp chí đủ thú vị để mọi người phải bỏ tiền ra mua. Dưới…