• 13/08/2019

Trong môi trường kinh tế thay đổi nhanh chóng và liên tục như hiện nay, sai lầm là điều khó tránh. Thống kê cho thấy khoảng 50% các doanh nghiệp nhỏ, ngay cả trong trạng thái tốt nhất, cũng tồn tại không quá 2 năm.

Với kinh nghiệm trên 20 năm điều hành thành công nhiều cửa hàng bán lẻ, tôi có được cái nhìn tinh tế toàn cảnh ngành bán lẻ hơn.

Nhiều trường hợp nghiêm trọng đến nỗi những sai lầm làm cho nhà bán lẻ phải sụp đổ.

Có thể lập 1 danh sách dài các sai lầm mà nhà bán lẻ hay mắc phải, tuy nhiên, tôi chọn lọc ra được 5 sai lầm thường gặp và tai hại nhất:

#1 – Không lập kế hoạch hiệu quả và khách quan

Không lập kế hoạch hiệu quả
Không lập kế hoạch hiệu quả

Rất nhiều nhà bán lẻ mới, lao vào kinh doanh chỉ với sự cầu nguyện và tâm trạng lạc quan cao độ.

Hãy dành thời gian chuẩn bị một KẾ HOẠCH KINH DOANH và ước lượng nhu cầu tài chính của bạn.

Không gì giết chết nhà kinh doanh nhỏ lẻ nhanh hơn là việc thiếu hụt vốn.

Kế hoạch nên bao gồm cả địa điểm, đối tượng khách hàng và các nhóm sản phẩm mà bạn dự định sẽ kinh doanh. Đừng quá ôm đồm nhiều sản phẩm, bạn sẽ… hụt hơi.

#2 – Tập trung vào sản phẩm chứ không phải thị trường

Tập trung sản phẩm thay vì thị trường
Tập trung sản phẩm thay vì thị trường

Tôi từng thấy các cửa hàng bị đình trệ vì người chủ vẫn cố bám víu vào sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, mặc dù thị trường đã không còn hứng thú với nó.

Đừng bỏ lỡ:  Làm thế nào để kinh doanh bán lẻ có lời?

Bạn kinh doanh để kiếm lời, không phải để bán một thứ nhất định. Đừng bao giờ “kết hôn” với sản phẩm.

Tuy nhiên có một điều cần lưu ý ở đây: không nên tuỳ tiện bỏ đi một dòng sản phẩm vì sự giảm sút doanh số thỉnh thoảng hoặc theo mùa.

Có nhiều cách để điều chỉnh dòng sản phẩm của bạn mà không cần bỏ chúng đi hoàn toàn.

Ví dụ dễ thấy nhất là khi bạn điều hành shop quần áo cho “teen”, bạn cần cập nhật sản phẩm thường xuyên để bắt kịp những thay đổi trong xu hướng thời trang của “teen” hiện tại.

Nếu không làm như thế, chắc chắn lượng hàng của bạn sẽ bán chậm dần rồi ngừng hẳn.

Các nhà bán lẻ quy mô nhỏ không thể cạnh tranh hiệu quả với nhà bán lẻ quy mô lớn & những người kinh doanh trên Internet về các mặt hàng phi tập trung cơ bản như các thiết bị dân dụng nhỏ, thiết bị điện tử; thay vì vậy nên tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ mang tính đặc trưng.

Bạn có thể  cung cấp thêm dịch vụ có tính cá nhân hơn, nhiều lựa chọn hơn với các sản phẩm thiết kế theo yêu cầu khách hàng, hoặc sản phẩm có mẫu mã không “đụng hàng” như đèn ngủ, thảm lót sàn, đồ gỗ, những hàng hoá chỉ được làm tại địa phương (khăn rằng, quần áo thổ cẩm…)

#3 – Không thay đổi cùng thị trường

Không đi theo sự thay đổi thị trường
Không đi theo sự thay đổi thị trường

Điều này có phần giống với điều 2, nhưng nó liên quan nhiều hơn về phương pháp bán và truyền thông.

Chỉ vài năm trước, người ta thuê phim coi từ các tiệm băng đĩa. Ngày nay, chúng được thuê trực tuyến hoặc tải về trực tiếp từ máy tính.

Đừng bỏ lỡ:  Phân loại siêu thị và cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam

Internet đã đột ngột thay đổi nhiều thói quen mua sắm của chúng ta, khách hàng yêu cầu những sản phẩm và dịch vụ “chuyên và độc” hơn, và thích mua sắm ở những địa điểm nào tiện lợi, thoải mái hơn.

Việc bán những sản phẩm thông thường trong cửa hàng bày trí đơn giản đã không còn ý nghĩa gì nữa.

#4 – Đánh giá thấp nhu cầu bán lẻ

Ngành bán lẻ không dành cho những kẻ yếu đuối. Để điều hành thành công một cửa hàng bán lẻ, có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều việc liên tục, nói thẳng ra là rất mất thời gian.

Một vài người mạo nhận mình là nhà bán lẻ một cách sai lầm vì tự nghĩ rằng họ có thể mở và điều hành một cửa hàng bán lẻ LÚC RẢNH RỖI.

Bán lẻ là một chu kỳ bất tận của việc [mua – tiếp thị – trưng bày – bán] có thể làm bạn cực kỳ mệt mỏi, đồng thời nó đòi hỏi bạn phải có một số tố chất đặt biệt.

Điều này cũng có nghĩa hết ngày dài tới đêm thâu bạn phải có mặt có cửa tiệm để bán hàng hoặc ở trong văn phòng để đặt hàng và thanh toán các chi phí.

Dĩ nhiên, khi thành công đến thì chất lượng cuộc sống của bạn cũng được nâng lên, bạn có thể thuê thêm nhân viên để  phụ giúp công việc, tuy nhiên việc này cũng lại phát sinh những vấn đề khác.

Vậy nên nếu ngay từ đầu, bạn chưa đủ máu lửa để gắn kết phần lớn đời mình với bán lẻ, có lẽ bạn nên cân nhắc việc làm bán thời gian cho CoopMart.

#5 – Không chú ý đến dịch vụ chăm sóc khách hàng

Không chú ý đến dịch vụ chăm sóc khách hàng
Không chú ý đến dịch vụ chăm sóc khách hàng

Tôi thấy đây có lẽ là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các cửa hàng bán lẻ.

Đừng bỏ lỡ:  Bài toán quản lý đồng bộ cho kinh doanh bán lẻ!

Vài nhà bán lẻ nghĩ rằng khi có khách hàng nghĩa là khách hàng đã hài lòng với họ, không cần phải “lăng tăng” nữa.

Tôi thấy doanh nghiệp bán lẻ đóng cửa vì cửa hàng nằm tại địa điểm bất tiện và vì giờ mở cửa không phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Nếu đối tượng khách hàng của bạn là công nhân viên chức, bạn sẽ không thành công nếu mở cửa lúc 10h sáng và đóng cửa lúc 3h chiều.

Nhưng tôi cũng biết một cửa hàng thường đóng cửa trong giờ hành chính, và người chủ dường như không chú ý rằng việc đó làm khách hàng cũng không muốn đến mua sắm.

Một nhà bán lẻ khác đặt cửa hàng trong toà nhà thuận tiện đối với… chính họ (và có giá thuê rẻ) tự cho rằng khách hàng sẽ tự tìm ra họ, nhưng thực sự không phải như vậy!

Một lỗi phổ biến khác trong bán lẻ là không phục vụ khách hàng với sự tôn trọng và lịch sự. Tôi thường phát hoảng trước thái độ của nhân viên bán lẻ dành cho khách hàng.

Những lỗi cơ bản phổ biến nhất là không chào khách hàng khi họ vào tiệm, không giúp đỡ khi khách chọn hàng hoá, không chú ý về lượng hàng tồn và không biết gì về chính sách bán hàng của cửa hàng.

Đây không phải là điều gì quá cao xa hay khó thực hiện.

Hãy đào tạo nhân viên của bạn và chính bạn về điều cơ bản của công việc chăm sóc khách hàng: LỊCH SỰ và TÔN TRỌNG.

Dù bạn có tránh được 5 sai lầm này cũng không bảo đảm sẽ bán lẻ thành công, nhưng phạm phải chúng thì CHẮC CHẮN bạn sớm đóng cửa.

Tuy nhiên, nếu tránh được chúng, tỷ lệ thành công của bạn sẽ tăng thêm để đối diện với nguy hiểm và cạm bẫy trong cơ chế thị trường đang thay đổi nhanh chóng.

Ronald L. Bond