Cửa hàng tạp hóa “buôn may bán đắt” luôn trả lời 5 câu hỏi này mỗi ngày
Bạn kinh doanh, buôn bán nhỏ thôi như tạp hoá chẳng hạn, vậy bạn sẽ làm gì để phát triển công việc kinh doanh đó của mình, bán nhiều hơn, lợi nhuận cao hơn?
Bài viết này là những kinh nghiệm và đúc kết mà chúng tôi muốn chia sẻ với những người chủ của các cửa hàng nhỏ lẻ.
Có thể bạn không biết, nhưng đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Coop-mart, BigC hay Metro không phải là 1 thương hiệu nổi tiếng hay chuỗi cửa hàng nhượng quyền từ nước ngoài, mà chính là cửa hàng tạp hóa gần nhà bạn.
Vậy ngoại trừ vị trí tiện lợi…
Nội dung chính
Đó là sự kết hợp giữa dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời, quan hệ cộng đồng và rất nhiều công cụ khác.
Thời gian gần đây gia đình tôi mua sữa tươi từ một công ty nhỏ.
Công ty này không có hệ thống phân phối, bán hàng chủ yếu qua điện thoại và họ giao hàng tận nhà. Sản phẩm là sữa tươi nguyên kem nên không để được lâu, và thực sự mà nói thì chưa được chứng nhận chất lượng bởi bất kỳ tổ chức uy tín nào.
Về uy tín cũng như độ tin cậy, công ty này không thể so sánh được với Vinamilk hay sữa Long Thành, và giá thành cũng đắt hơn sữa hộp của các công ty lớn.
Vậy tại sao chúng tôi vẫn mua sữa từ họ? Vì họ cung cấp sản phẩm mà các công ty lớn không có (sữa nguyên kem) và dịch vụ chăm sóc khách hàng của họ rất tốt.
Thường nếu bạn mua sữa ở siêu thị , đa phần sẽ là “tiền trao cháo múc”, “miễn đổi hoặc trả”.
Vậy mà đối với công ty nhỏ này, khi chúng tôi chỉ phản ánh là chất lượng sữa không được như mọi ngày thì nhân viên cửa hàng đã đến tận nơi đổi cho chúng tôi toàn bộ số lượng sữa đã giao, mặc dù khi đó gia đình tôi đã uống hết phân nửa.
Sau đó họ điện thoại và còn cử cả người phụ trách chế biến sữa xuống tận nơi để thử sản phẩm sữa 1 lần nữa.
Thử nghĩ nếu bạn mua sữa hộp ở siêu thị và sữa trong hộp có vị không ngon, liệu bạn có được đổi lại không?
Một lần khác, khi đèn đọc sách của tôi bị đứt bóng, tôi ghé vào tiệm điện gia dụng gần nhà để mua bóng đèn.
Ông chủ tiệm tạp hóa nhiệt tình nghe tôi kể về cái đèn đã dùng hơn 10 năm của gia đình, và bỏ ra hơn 10 phút để tìm đúng loại bóng thay thế.
Ông còn nói nếu về nhà gắn không vừa hay không gắn vào được thì đem đèn ra ông gắn cho. Và kết thúc buổi nói chuyện là một số thông tin về an toàn điện gia đình. Tất cả chỉ để bán 1 bóng đèn trị giá 8,000 VNĐ.
Nếu bạn là chủ một cửa hàng tạp hóa hay dự định mở một cửa hàng bán lẻ, chúng tôi khuyên bạn nên tập trung vào 2 điểm mấu chốt.
Điều thứ nhất là hiểu được mối quan hệ giữa khách hàng của bạn và các chuỗi cửa hàng (hay siêu thị).
Điều thứ hai là hiểu tại sao khách hàng sẽ chọn bạn thay vì siêu thị.
Khách hàng có thể ghé cửa hàng của bạn vì lý do tiện lợi hoặc bởi vì họ biết bạn nhưng họ sẽ quay trở lại nếu bạn có thể cung cấp cho họ một dịch vụ đặc biệt từ một người am hiểu trong lĩnh vực mà họ quan tâm.
Phần lớn các khách hàng đều hiểu rằng họ phải trả giá cao hơn khi mua ở các cửa hàng bán lẻ, nhưng bạn có thể làm cho họ cảm thấy vui vẻ trả thêm tiền khi bạn cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Hãy luôn tạo cho khách hàng của bạn một cảm giác gần gũi thân thiện và một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất bạn có thể.
Bạn kinh doanh, buôn bán nhỏ thôi như tạp hoá chẳng hạn, vậy bạn sẽ làm gì để phát triển công việc kinh doanh đó của mình, bán nhiều hơn, lợi nhuận cao hơn?
Công việc kinh doanh thuận lợi hoặc nhu cầu khách tăng nên bạn tăng thêm vốn mua hàng lên 500 triệu với hy vọng lợi nhuận sẽ tăng tương ứng.
Không như nhà sách hay cửa hàng thời trang, hầu hết khách hàng không tới cửa hàng tiện lợi để thong thả lựa đồ.
Mọi sự khởi đầu của việc kinh doanh đều phải trải qua từng giai đoạn. Khi bạn đã bước qua giai đoạn khởi đầu là xây dựng được cửa hàng theo ý muốn.
Bạn nghe ai đó nói về phần mềm quản lý. Giúp bạn quản lý dễ hơn, thoải mái hơn, có nhiều thời gian hơn… nhưng bạn phân vân là có nên mua hay không?
Kinh doanh tạp hoá thuộc về mô hình kinh doanh truyền thống. Tuỳ số vốn bạn có hoặc tuỳ tích góp trong bao năm của bạn mà quy mô kinh doanh sẽ khác nhau.