• 24/10/2019

Thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trung bình khoảng 20% đến năm 2025.

Tuy nhiên, biểu đồ tăng giảm cũng như đích đến nhanh hay chậm của FMCG còn phụ thuộc vào lợi thế riêng cũng như định hướng chiến lược của các doanh nghiệp.

Với 70% dân số trong độ tuổi từ 15 – 64, tổng mức chi tiêu của người Việt Nam dự kiến đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020.

Một phần ba dân số thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2020 với mức thu nhập tăng khoảng 8,8%/năm, cùng dự báo FMCG tăng khoảng 20%/năm là hấp lực để nhiều doanh nghiệp tập trung phát triển ngành hàng, trong đó phân khúc sản phẩm cao cấp được xem là lực đẩy trong cuộc đua giành thị phần.

Thức ăn nhẹ cũng là cơ hội tăng trưởng
Thức ăn nhẹ cũng là cơ hội tăng trưởng

Theo Hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, mức chi tiêu đầu người Việt Nam cho sản phẩm FMCG vẫn còn thấp so với các thị trường mới nổi khác nên tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn.

  • Giá trị thị trường ngành gạo, mì Ý và mì của Việt Nam đạt 28.000 tỷ đồng và dự báo tỷ lệ tăng trưởng trong 5 năm tới là 3%.
  • Ngành hàng gia vị, nước sốt đạt 23.700 tỷ đồng năm 2017 và tăng 4%/năm đến 2020
  • Ngành hàng đồ uống đóng chai có giá trị thị trường 92.000 tỷ đồng năm 2017, dự kiến tăng trưởng từ năm 2017 – 2020 là 13%.

Tuy thị trường tiềm năng và sản phẩm ngành hàng FMCG được tiêu thụ nhiều, quay vòng nhanh nhưng lợi nhuận trên từng sản phẩm tương đối thấp.

Vì vậy, các doanh nghiệp FMCG hướng đến các sản phẩm thuộc phân khúc sản phẩm cao cấp nhằm cải thiện biên lợi nhuận.

Theo phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực FMCG, mức sống của người dân và nhận thức của người dùng, nhất là giới trẻ về sức khỏe ngày càng cao, cộng với mức tiêu thụ sản phẩm FMCG có thương hiệu ở vùng nông thôn Việt Nam đang gia tăng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị trường.

Đó là lý do các doanh nghiệp đang chạy đua phát triển sản phẩm cao cấp.

Bên cạnh đó, phân khúc này cũng thường ít cạnh tranh về giá, lại có biên lợi nhuận cao hơn, đặc biệt khách hàng đã tin tưởng thì trung thành nên sản phẩm cao cấp giúp doanh nghiệp “chạy nhanh hơn” trong cuộc đua giành thị phần FMCG.

Mảng kinh doanh thực phẩm đông lạnh
Mảng kinh doanh thực phẩm đông lạnh

Một số doanh nghiệp điển hình trong xu hướng này

  • Masan đạt doanh thu thuần quý 1/2018 tăng 78,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ điều chỉnh chiến lược kinh doanh sang phân khúc cao cấp.
  • Tập đoàn Kido, ngoài tiếp tục phát triển lợi thế nhóm sản phẩm thiết yếu, còn đẩy mạnh đầu tư sản phẩm mới để cạnh tranh trong thị trường FMCG như tăng các dòng sản phẩm lạnh cao cấp.
  • Công ty CP Thế Giới Số (Digiworld – DGW) bắt tay với các công ty có sản phẩm cao cấp nhưng mới gia nhập thị trường hoặc chưa được xây dựng hình ảnh thương hiệu đúng tiềm năng.

Tham khảo: Brandsvietnam.com