• 24/09/2019

Trong bài trước S3 đã giới thiệu Web-based POS là gì, tại sao đó lại là bước tiến mới trong quản lý, cũng như cách nhận diện và đánh giá một dịch vụ Web-based POS nào đáng tin cậy để quyết định sử dụng.

Một câu hỏi luôn được nhiều người dùng quan tâm đến Web-based POS đặt ra: 

Đâu là web-based POS tốt nhất?

Để trả lời câu hỏi này, S3 xin trích dẫn ý kiến từ một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực web-based, Kevin Kogler, nhà sáng lập MicroBiz:

Tôi cho rằng rất khó tìm được một hệ thống web-based tốt nhất phù hợp cho mọi hình thức bán lẻ, bởi mô hình bán lẻ giữa từng thực thể rất khác nhau. Ý kiến của tôi là hãy xác định những tính năng nào quan trọng nhất với loại hình kinh doanh của bạn, và cái nào trong số những hệ thống web-based nổi trội hiện nay đáp ứng được nhu cầu đó. Tôi muốn điểm qua một số điều bạn cần xem xét.”

1. Nhu cầu quản lý 

Nhu cầu quản lý của một nhà hàng (tiền típ, bảo quản thực phẩm, quản lý bàn) cơ bản là rất khác với một cửa hàng tạp hoá (theo dõi tồn kho, nhập/xuất)

Một số web-based cố gắng ứng dụng nền tảng của mình vào cả 2 mô hình này (ShopKeep, CashierLive), tuy nhiên lại lực bất tòng tâm.

Đó là lý do các nhà cung cấp POS hầu như chỉ tập trung vào 1 thị trường. Vì vây, nếu là tôi, tôi sẽ tìm và ứng dụng một hệ thống chuyên dành cho loại hình bán lẻ của mình.

Quản lý cửa hàng bán lẻ
POS cho shơp thời trang
Quản lý nhà hàng
POS cho nhà hàng, quán ăn

2. Bạn cần 1 máy tính tiền hay 1 hệ thống ERP

Hầu hết các hệ thống web-based đều hướng đến sự dễ dàng khi sử dụng.

Bên cạnh yếu tố chi phí đầu tư thấp, các hệ thống web-based POS tập trung nhiều vào việc thay thế thiết bị máy tính tiền truyền thống hơn là giành chỗ với cả cỗ máy ERP to đùng.

Do đó, bạn sẽ thấy web-based POS thường không có tất cả những tính năng mà mọi loại hình bán lẻ sẽ cần, mà chỉ chuyên sâu vào một số tính năng giúp cho hoạt động mỗi ngày của bạn dễ dàng hơn như theo dõi tồn kho, xuất/nhập hàng hoá, báo cáo doanh thu, công nợ.

Máy tính tiền
Bạn cần 1 máy tính tiền
ERP
…hay một giải pháp ERP ?

Cho nên, nếu chỉ là một cửa hàng kinh doanh bình thường, đừng quá khắt khe khi nhà cung cấp web-based POS chưa trang bị những tính năng mà bạn không thường xuyên sử dụng đến.

3. Bạn có 1 hay nhiều cửa hàng?

Đa số các hệ thống POS được thiết kế để quản lý cho 1 cửa hàng.

Một số khác bổ sung thêm tính năng “quản lý chuỗi” nhưng thường rất hạn chế, người dùng phải bỏ tiền nâng cấp (IP, đường truyền), chịu phí duy trì mỗi tháng và tự tổng hợp báo cáo.

Một cửa hàng
Bạn có 1?
Chuổi cửa hàng
…hay nhiều cửa hàng?

Rất ít hệ thống được thiết kế cho “chuỗi cửa hàng” ngay từ đầu và cung cấp sẵn tính năng như xuất/chuyển kho nội bộ trên toàn chuỗi.

4. Bạn có muốn tích hợp với website bán hàng (e-commerce)?

Nếu bạn kinh doanh và có website bán hàng, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian bằng việc hợp nhất giữa website và việc quản lý kho hàng.

Nhiều nhà cung cấp web-based POS ở nước ngoài đã làm được điều này.

Tích hợp e-commerce
Tích hợp với nền tảng thương mại điện tử

Một vài trong số đó đã xây dựng nền tảng e-commerce từ trước (ví dụ: Vend và MerchentOS là các web-based tích hợp với Shopify, một nền tảng e-commerce khá đình đám), trong khi một số khác tích hợp vào nền tảng mã nguồn mở (như ERPLY và MicroBiz kết hợp với Magento).

Tại Việt Nam, theo tìm hiểu, chưa có bất kỳ một web-based POS nào làm điều này nhưng chắc chắn đây là yếu tố không thể bỏ qua nếu muốn tạo dựng một web-based POS ngày càng hoàn thiện.

5. Phí dịch vụ

Nhiều web-based POS sẽ đưa ra một mức phí duy nhất hoặc có nhiều phương án để bạn chọn.

Để làm tăng mức độ linh hoạt, hãy tìm những hệ thống POS có mức phí tăng hoặc giảm dựa trên nhu cầu sử dụng của bạn.

Phí sử dụng

Như vậy, chúng ta đều hiểu việc tìm kiếm một web-based POS tốt nhất, tuyệt vời nhất là không thể ở thời điểm hiện nay.

Thế nhưng, những yếu tố đã xét trên đây cũng trở thành tiêu chí cần thiết khi tìm kiếm những web-based phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn.