Làm thế nào để khởi sự kinh doanh cửa hàng bách hóa mini?
Để khởi sự kinh doanh cửa hàng bách hóa mini, bạn cần giải quyết các thủ tục pháp lý, tìm địa điểm kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, chọn nhà cung ứng và quảng cáo cho cửa hàng của mình.
Với vai trò là quản lý cửa hàng trong nhiều năm, một hôm tôi chợt mơ tới việc mở cửa hàng cho riêng mình. Nhưng tôi luôn tự hỏi, mở một cửa hàng bách hóa có lời không?
Rồi tôi khám phá ra chân tướng:
Thực sự thì mở một cửa hàng bách hóa, tiện lợi có thể giúp kiếm được 1-2% lợi nhuận, nhưng mấy cửa hàng to như Whole Foods Market có thể kiếm tận 5-12% lợi nhuận. Với cửa hàng bách hóa nhỏ, 1-4% là con số thường thấy.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chủ cửa hàng như chi phí marketing, chi phí sản phẩm, và hàng hỏng hóc. Và cũng có nhiều thứ cần biết về cửa hàng bách hóa, chi phí ban đầu, biên lợi nhuận (margin), lợi nhuận mong muốn (markups), và lợi nhuận.
Nội dung chính
Sau hơn 1 thập kỷ điều hành những cửa hàng triệu đô cho Whole Foods Market, có được sự hỗ trợ đằng sau của công ty, tôi có được mức độ hỗ trợ mà không thể nào nhận được nếu làm cho những chủ cửa hàng bách hóa nhỏ.
Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu mọi thứ về cửa hàng bách hóa và trả lời việc mở cửa hàng có phải là ý tưởng tốt hay không.
Đầu tiên, hãy định nghĩa một vài thuật ngữ để chúng ta có chung ngôn ngữ nhé.
Tiếp theo, chúng ta phải nhận ra sự khác biệt giữa Safeway, Albertsons, hoặc Kroger (tùy vào bạn đang sống ở vùng nào) so với Whole Foods, Wegmans, Sprouts, hay Dean và Deluca.
Những cửa hàng bách hóa “bình dân” điển hình có biên lợi nhuận thấp hơn.
Lý do rất đơn giản, họ muốn bán nhiều hàng ở mức giá thấp. Những loại cửa hàng này không có nhiều nhân viên quanh quẩn các lối đi, cầm sản phẩm mẫu để giới thiệu hay chào mới. Và những cửa hàng này cũng không có người mần thịt tươi sống như trong siêu thị.
Vậy nên họ có thể tồn tại với số nhân viên ít hơn và biên lợi nhuận thấp hơn. Nhìn chung, những loại cửa hàng này có thể sống tốt với 1-2% biên lợi nhuận. Nói cách khác, lợi nhuận là 1 hoặc 2% trên tổng doanh số cửa hàng.
Nếu trung bình Safeway bán được 1 triệu đô mỗi tuần, thì họ lời khoảng 20 nghìn đô mỗi tuần, hoặc 80 nghìn đô mỗi tháng và hơn 1 triệu đô mỗi năm.
Whole Foods thì ngược lại, là nơi tôi làm việc hơn 20 năm (hiện tại đã bán cho Amazon), thường có lợi nhuận ròng bèo nhất là 5% ở một cửa hàng lớn (dạng flagship). Còn những cửa hàng nhỏ hơn có thể gần 10-12 % biên lợi nhuận.
Lợi nhuận cuối cùng là sau khi trừ ra mọi chi phí bao gồm lương, thuế & bảo hiểm, và mọi chi phí khác liên quan tới vận hành cửa hàng.
Biên lợi nhuận (Margin) là % lợi nhuận trên giá bán của bạn, còn Lợi nhuận mong muốn (Markup) là % lợi nhuận trên chi phí. Về căn bản là hai mặt của 1 đồng xu. Khác, nhưng liên quan.
Ngoài ra, hãy hiểu rằng các bộ phận khác nhau trong cửa hàng bách hóa có tỷ lệ markup rất khác nhau (sẽ được nói rõ trong 1 bài khác về sự khác biệt giữa Margin và Markup).
Một điều cũng quan trọng là cách sản phẩm của bạn được bỏ vào giỏ hàng và mỗi bước có thể mark up bao nhiêu.
Đầu tiên, có một nhà sản xuất làm ra sản phẩm.
Như tôi từng nói, các bộ phận khác nhau trong một cửa hàng có mark up khác nhau. Có 3 yếu tố chính tác động với lý do mà một phận có thể markup cao hơn hay thấp hơn so với bộ phận khác:
Nói các khác, một cửa hàng thực phẩm full-service như Whole Foods, với quầy hàng sandwich, máy nướng pizza, quầy pha chế tốn nhiều tiền để trả cho nhân viên làm việc ở đó. Họ cũng bỏ khá nhiều đồ ăn vào cuối ngày, vậy nên sẽ có chi phí lao động cao và hỏng hóc cao.
Nhìn chung, một bộ phận như vậy có thể sử dụng 100% markup (50% lợi nhuận) để tính hết tất cả các chi phí đó.
Rồi trong danh mục như hàng hóa nói chung (giấy vệ sịnh, than củi, pet food) thì họ có thể sử dụng markup thấp hơn. Cuối cùng, những sản phẩm đó bị hư hỏng ít, hết hạn ít, và nhìn chung có chi phí hư hỏng hay lao động thấp hơn. Nên họ chỉ mark up 10-20% (một lần nữa, lại tùy vào việc bạn đang nói về Whole Foods hay Safeway).
Dĩ nhiên có nhiều chi phí liên quan tới việc mở cửa hàng bách hóa.
Nhưng nói chung, bạn có thể kỳ vọng tiêu đến 500 nghìn đô để mở một cửa hàng bách hóa quy mô vừa và nhỏ. Nhưng chi phí lớn nhất sẽ là:
Một số trong những chi phí trên là phí phát sinh theo tháng và những cái khác là chi phí một lần.
Nhiều trong số các chi phí trên sẽ phải bỏ ra trước khi bạn khai trương. Nên bạn cần có đủ vốn hoạt động (tức là tiền trong tài khoản) để trả cho những chi phí này trước khi bắt đầu kiếm được tiền.
Từ quan điểm thuế những chi phí trả một lần có thể bị mất giá theo vòng đời của sản phẩm.
Nói cách khác, nếu bạn tốn 6 nghìn đô mua giỏ hàng (1 giỏ thường khoảng 150 đô), tuổi thọ sử dụng của chúng vào khoảng 7 năm hoặc hơn. Nên từ quan điểm khấu trừ thuế chi tiêu doanh nghiệp, bạn sẽ khấu trừ một phần bằng nhau trên số thuế mỗi năm trong suốt 7 năm.
Phần này thì dễ. Bạn bắt đầu với doanh thu ở trên cùng, sau đó trừ tất cả các chi phí vào ngay bên dưới.
Một số công ty có thể gọi nó là một P&L (báo cáo lãi lỗ). Whole Foods, thích tự mình đặt tên cho mọi thứ gọi nó là báo cáo biên lợi nhuận.
Những gì còn lại ở hàng cuối là lợi nhuận ròng (hoặc lỗ) của bạn, là bottom line.
Đây là một ví dụ về loại chi phí có thể bị trừ khỏi doanh thu gộp (Gross sale) của bạn:
Chỉ cần trừ tất cả những (hoặc bất kỳ) chi phí đó khỏi doanh thu tổng thì bạn sẽ có lợi nhuận gộp. Nhiều công ty tính theo một “kỳ tài chính” thay vì theo tháng.
Đó là vì một kỳ tài chính có chính xác là 4 tuần, còn một tháng thì đôi khi 28, đôi khi 31 ngày, khiến cho việc so sánh rất khó khăn.
Hãy quyết định liệu bạn muốn theo dõi P&L của mình theo tháng hay theo kỳ tài chính nhé.
Nếu bạn dùng phương pháp kỳ tài chính, bạn sẽ có 13 kỳ mỗi năm. Nhưng dù phương pháp bạn chọn là gì, hãy ổn định và tuân thủ hệ thống đó mỗi và mọi lúc bạn tính lãi lỗ.
Tôi có thể cho bạn biết với tư cách một Trưởng cửa hàng của Whole Foods Market, mỗi năm tôi thường kiếm được dưới 6 con số. Tôi được trả theo giờ (được trả lương và không chấm công) cộng với một khoản thưởng mỗi quý.
Mức lương trung bình của cửa hàng trưởng mà Whole Foods khai báo là 99 nghìn đô. Nhưng trừ khi mọi thứ ở Amazon thay đổi nhiều, con số đó nghe hơi thấp và dĩ nhiên không có khoản thưởng nào cả.
Tuy nhiên, tiền kiếm được của một chủ cửa hàng bách hóa có thể dao động nhiều hơn chút so với một nhân viên tập đoàn như tôi chẳng hạn..
Là một chủ cửa hàng đơn độc, sẽ không có công ty nào hỗ trợ bạn và nếu cửa hàng không có lợi nhuận trong 1 hoặc nhiều kỳ tài chính, thì cũng không có hàng trăm cửa hàng khác có lợi nhuận để cân bằng phần lỗ đó như với tập đoàn đâu.
Nếu làm tốt thu nhập tiềm năng của bạn có thể là hàng trăm ngàn đô mỗi năm, có thể cao tới 300 nghìn đô.
Nhưng để kiếm được số tiền đó, bạn phải lo rất nhiều thứ. Những thứ như dưới đây có thể có tác động lớn:
Có một mô hình kinh doanh lai tạp giữa việc là một người có công việc kinh doanh riêng (solopreneur) và một nhân viên bình thường cho một công ty lớn. Đó là hình thức franchise (Nhượng quyền).
Một nhượng quyền chẳng hạn như chương trình được Grocery Outlet Bargain Market dành cho cho chủ cửa hàng mang lại sự tự do và linh hoạt trong việc điều hành cửa hàng và kiếm được một khoản lợi nhuận kha khá trong khi vẫn cho họ sự đảm bảo và tính hệ thống ở một mức độ nhất định.
Tham khảo: thegrocerystoreguy.com
Để khởi sự kinh doanh cửa hàng bách hóa mini, bạn cần giải quyết các thủ tục pháp lý, tìm địa điểm kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, chọn nhà cung ứng và quảng cáo cho cửa hàng của mình.
Cửa hàng tiện lợi (Convenience store) nhắm đến hành trình mua sắm nhanh, mua chỉ 1 hoặc 1 vài món. Trong khi cửa hàng bách hoá (Grocery store), ưa chuộng hành trình mua sắm lớn với trữ lượng thực phẩm và hàng hoá lưu kho cao.