• 24/02/2016

Hẳn là bạn đã nghe tới WordPress ở đâu đó: từ những người bạn, người đồng nghiệp, đối tác. Nhưng bạn có thực sự hiểu về WordPress cũng như các tính năng của nó.

S3_blog19-2_op1_v11

Hẳn là bạn cũng nhen nhóm ý định muốn dùng thử để xem phần mềm này có làm nên cơm cháo gì không. Nhưng ý định ấy sẽ phải dời lại khá lâu vì bạn chưa biết gì nhiều ngoài cái tên.

Nếu vậy thì bài viết này hoàn toàn dành cho bạn, những thông tin cơ bản nhất, thiết thực nhất của WordPress sẽ được chỉ điểm ngay dưới đây.

WordPress là gì?

Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của WordPress, đầu tiên tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cơ bản về phần mềm này.

WordPress là phần mềm nguồn mở (Open Source Software) – các mã nguồn được mở công khai nên người dùng có thể truy cập và sửa đổi bất cứ lúc nào.

WordPress được xem là một trong những hệ thống quản lí nội dung (CMS – Content Management System) lớn trên thế giới.

Blog chính là mục đích đầu tiên của WordPress khi được tạo ra vào năm 2003 để cạnh tranh với Blogspot.

WordPress có đông đảo lượng người dùng từ những ngày đầu tiên.

Và bạn biết không, chính những người dùng này đã “tác động lớn” tới thành công của WordPress sau này. Họ phát triển thêm những mã nguồn mới bằng cách can thiệp vào mã nguồn cũ.

Từ mục đích ban đầu là tạo blog cá nhân, hiện tại wordpress là nền tảng có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau từ đơn giản tới phức tạp.

wordpress-custom-post-types

Website tin tức, tạp chí, trang web giới thiệu doanh nghiệp (mà bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm) với yêu cầu về số lượng truy cập và dịch vụ đơn giản là ví dụ cho các web đơn giản.

Trong khi đó website đặt phòng khách sạn, thuê xe, trang bán hàng thương mại điện tử với lượng tương tác khách hàng lớn, cần nhiều tính năng là ví dụ cho các web phức tạp.

WordPress có 2 website chính là:

  • WordPress.com: đây là dịch vụ tạo blog miễn phí của WordPress. Bạn có thể tạo blog cá nhân tại đây, tuy nhiên bạn sẽ bị hạn chế cài thêm Plug-in (thành phần mở rộng) hỗ trợ và không chỉnh code (mã) giao diện được.
  • WordPress.org: wordpress cho phép bạn tải mã nguồn tại đây để xây dựng một blog, website như ý muốn. Đây còn được gọi là wordpress tự host (wordpress self-hosted) bởi:

Bạn được quyền cài thêm các thành phần mở rộng để hỗ trợ trang web, thêm giao diện cho website.

Bạn có thể phát triển website theo hướng riêng: tạo shop, tạo website giới thiệu, v.v

Tuy nhiên, bạn sẽ phải có hosting riêng, bảo mật riêng nếu muốn dùng wordpress tự host. Vì bạn muốn tạo một website bán hàng đúng không, nên tôi sẽ tiếp tục với WordPress.org.

Cấu trúc cơ bản của một trang WordPress

Đơn giản lắm bạn à, chỉ tốn 3 phút thôi và tôi sẽ giải thích cho bạn nghe cấu trúc của một trang wordpress.

Bảng tin

Trang quản trị của WordPress cho phép bạn chỉnh sửa tên là Bảng tin.

Tại đây tất cả những thông tin liên quan tới quản trị wordpress như wordpress website, cách viết blog nhanh, tạo bài, plug-in đều được cập nhật.

hinh_1 (1)

Bài viết

Bạn có thể quản lí bài viết: đăng bài, sửa bài, tạo chuyên mục tại đây. Các mục nhỏ của posts bao gồm:

  • Tất cả các bài viết
  • Tạo bài viết mới
  • Thư mục
  • Thẻ
hinh_2 (1)

Giao diện

Tạo quản lí giao diện của trang web tại đây. Bạn có thể thấy các thư mục nhỏ như:

  • Giao diện: thay đổi phông nền cho web
  • Tùy chỉnh: thay đổi vị trí hiển thị của từng phần (ví dụ: cột phải, cột trái) trên web
  • Widgets
  • Menus: thay đổi menus hiển thị trên thanh main bar
  • Header
  • Nền
  • Sửa
hinh_3 (1)

Gói mở rộng

Giúp bạn cài thêm các plug-in để hỗ trợ trang web

  • Đã cài đặt
  • Cài mới
  • Biên tập
hinh_4 (1)

Cài đặt

Tại đây bạn có thể thay đổi các thiết lập tùy chọn

hinh_5 (1)

Những ưu điểm của WordPress

Tôi là một người không biết nhiều về công nghệ và tôi đã khá lo lắng trước khi dùng wordpress. Tuy nhiên sau khi trực tiếp trải nghiệm những tính năng khác nhau của wordpress cho trang web của mình tôi cảm thấy rất hài lòng.

Tôi tin bạn cũng sẽ có chung quan điểm với tôi nếu bạn biết tới những ưu điểm vượt trội của wordpress trước khi bắt đầu sử dụng.

S3_blog19_op1_v11

Bất kì ai cũng có thể sử dụng WordPress

Bạn có thể tin tôi 100% bởi vì WordPress được thiết kế cho bất cứ người dùng nào có ít hoặc không có kiến thức về lập trình website.

Sau khi cài đặt trang wordpress của bạn lên hosting, bạn có thể bắt đầu trải nghiệm trang web của mình bằng những thao tác quản trị đơn giản, dễ hiểu.

Nếu bạn còn lo lắng mình không thể hiểu hết được thì hãy dành ra khoảng 2 giờ đồng hồ để khám phá mọi ngóc ngách trang wordpress của bạn. Tôi tin là sau đó bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều.

À, nếu bạn chưa hiểu hosting là gì thì có thể đọc hướng dẫn chi tiết của tôi nhé!

Cộng đồng hỗ trợ đông đảo, nhiều kinh nghiệm

Như tôi đã giới thiệu ở trên, WordPress có mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới cùng cộng đồng người sử dụng cực kì nhiều.

Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn thắc mắc gì thì có thể lên các cộng đồng này để hỏi. Câu hỏi của bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng.

Dưới đây là một số cộng đồng WordPress tại Việt Nam mà tôi biết, bạn có thể ghi lại để sau này dùng tới:

WordPress có hàng trăm lựa chọn cho bạn

Bên cạnh các giao diện trả tiền, WordPress có sẵn hàng trăm giao diện (theme) miễn phí đẹp lung linh cho bạn lựa chọn để thay da đổi thịt cho website của mình.

Còn nếu chưa hài lòng với các theme miễn phí, bạn hoàn toàn có thể mua bản trả tiền, dao động từ 600.000 VND tới 1.300.000 VND cho một bản trả tiền.

Cá nhân tôi cho rằng theme miễn phí cũng hơi khó cài cho người mới bắt đầu nên bạn đừng dại mua theme trả tiền vội vì độ khó còn cao hơn.

Vậy nên hãy cứ từ từ từng bước một, khi đã quen với WordPress thì bạn hãy nên dùng.

Nhiều Plug-in hỗ trợ hoàn thiện trang web

Hình như tôi quên mất chưa giải thích cho bạn Plug-in là gì thì phải? Plug-in là “một mảnh ghép được thêm” vào website để bổ sung thêm các chức năng cần thiết.

Nói một cách dễ hiểu, website của bạn là một bộ xếp hình 50 mảnh thì plug-in là một mảnh xếp hình giúp bạn hoàn thiện bộ xếp hình ấy.

WordPress có rất nhiều plug-in miễn phí và tốt cho bạn tải và cài vào website. Để tải plug-in bạn vào: Bảng tin / Gói mở rộng / Cài mới, sau đó tìm plug-in cần trên thanh tìm kiếm.

hinh_4 (1)

Giống như theme, cũng có những plug-in bạn phải trả tiền mới có thể sử dụng được. Giá của plug-in từ khoảng 22.000 VND tới 1.700.000 VND tùy vào độ phức tạp và các tính năng hỗ trợ.

Những plug-in cũng giúp bạn khá nhiều trong việc nâng hạng SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa tìm kiếm) trên các công cụ tìm kiếm như Google.

WordPress là thiên đường cho lập trình viên

Nếu như bạn biết một chút ngôn ngữ lập trình HTML5, CSS3 và PHP thì đây chính là ưu điểm bạn không nên bỏ qua khi dùng WordPress.

Bằng cách thêm vào những đoạn mã đơn giản bạn có thể mở rộng trang web của mình, sửa những hiển thị chưa ưng ý.

Nếu bạn chưa biết, nhưng muốn học hỏi thêm các ngôn ngữ này thì có thể vào Udemy.com để học miễn phí. Chỉ với 8 giờ học, bạn sẽ có kiến thức căn bản về HTM5, CSS3.

“Rào cản ngôn ngữ” không tồn tại ở WordPress

Với WordPress bạn không cần phải lo ngại về các vấn đề ngôn ngữ bởi tại đây có nhiều gói ngôn ngữ cho bạn lựa chọn, kể cả tiếng Việt.

Bạn không cần phải lo lắng nếu không hiểu được ngôn ngữ của giao diện hoặc plug-in bởi có rất nhiều phần mềm hỗ trợ bạn dịch chúng.

WordPress có thể “giải quyết” bất cứ loại website nào

Như đã nói ở trên, sự phát triển không ngừng của mã nguồn mở giúp WordPress có thể “thích ứng” được với bất cứ loại website nào từ đơn giản tới phức tạp.

Ví dụ như nếu bạn muốn tạo một website bán hàng trên WordPress thì điều này quá đơn giản rồi.

hinh_2 (1)

Nhược điểm của wordpress

Tuy có rất nhiều đặc điểm tốt nhưng tôi cũng nhận thấy những tính năng còn hạn chế của WordPress mà bạn nên biết.

Mã nguồn mở – lợi bất cập hại

Mã nguồn mở vừa đem lại lợi ích cho WordPress tuy nhiên cũng đem lại những tai họa khó lường.

Chưa hết, WordPress vốn dĩ thích hợp cho viết blog, tạo nội dung vừa và nhỏ, nên khó có thể đáp ứng được các chức năng mở rộng, đòi hỏi tương tác cao.

Mã nguồn mở cũng là mã nguồn dễ bị tổn thương khi có quá nhiều người can thiệp. Chính vì vậy tính bảo mật của một số plug-in không được cao.

Themes và plug-in miễn phí không được hỗ trợ nâng cấp

Các giao diện vào plug-in miễn phí được xem là giải pháp tốt cho túi tiền eo hẹp của bạn. Tuy nhiên khi chúng không được nâng cấp thường xuyên thì chính bạn lại gặp rắc rối.

Website của bạn khó có thể hoạt động ổn định, về lâu dài có thể xảy ra lỗi ảnh hưởng tới lượng truy cập.

Cách duy nhất giải quyết vấn đề này là mua các theme và plug-in trả phí.

Trên đây chính là những hiểu biết về WordPress mà tôi muốn chia sẻ cho bạn. Tuy WordPress vẫn có một số nhược điểm nhất định, nhưng không thể phủ nhận những chức năng cực kì hữu dụng của nó.

Với tư cách là một người đã có hơn bạn một chút kinh nghiệm dùng WordPress, tôi nghĩ đây là lựa chọn “ngon – bổ – rẻ” phù hợp cho shop online của bạn.

Nếu bạn đã sẵn sàng thì còn do dự gì nữa mà không dùng WordPress ngay thôi!