Cách tối ưu vốn đầu tư kinh doanh siêu thị mini
Kinh doanh siêu thị mini là mô hình kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn, bởi chi phí đầu tư hoàn thiện một siêu thị phần lớn ở hạng mục cơ sở vật chất và hàng hóa.
Đưa hàng hóa đến siêu thị là hành trình đầy gian nan đối với doanh nghiệp sản xuất, nhất là DN vừa và nhỏ.
Để tồn tại được trong kênh bán lẻ này, DN phải thực hiện rất nhiều “nghĩa vụ” nhưng “quyền” được bán hàng bao lâu hầu hết lại do siêu thị quyết định.
Muốn đưa hàng vào siêu thị, tỷ lệ chiết khấu “cứng” lên đến 25-35% cộng với nhiều chiết khấu “mềm” khiến nhiều DN phải than trời, nhưng phải chấp nhận vì không thể không chen chân vào kênh bán lẻ này.
Tại Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam diễn ra tháng 3 vừa qua, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương phát biểu:
“Các DN Việt Nam gặp khó khăn khi tham gia vào chuỗi phân phối của siêu thị, bởi ngoài việc phải trải qua quy trình phức tạp về thủ tục còn phải trả chiết khấu cao và đóng hàng loạt phí, như phí trưng bày, phí mở mã, quầy kệ, phí marketing, thưởng doanh số…”.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội khẳng định:
“Đưa hàng vào siêu thị Big C chiết khấu cứng 20%, chiết khấu mềm 12%, là một vấn đề rất đáng báo động cho kinh tế Việt Nam”.
Một chủ DN cho biết, phải chấp nhận chiết khấu cho một siêu thị đến 25% và siêu thị ấy còn yêu cầu tăng lên 32%.
Nhưng chưa hết, ngoài “phép vua” này, để đưa hàng vào siêu thị, DN còn phải chi nhiều khoản phí “lệ làng” khác, như chi phí quầy kệ, tạo mã hàng, kế toán, ủng hộ tiền để siêu thị tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, hỗ trợ siêu thị khi mở thêm kho chứa hàng ở các tỉnh.
Trung bình với một mã hàng, DN phải mất gần chục triệu đồng, nếu nhiều mã hàng, chi phí cứ thế cộng thêm.
Chưa kể, muốn đặt hàng ở các vị trí đẹp phải thêm phí thuê mặt bằng và phải “bồi dưỡng” nhân viên “chăm sóc” gian hàng, bằng không, hàng chỉ được bán theo khu vực quy định và lẫn lộn với các mặt hàng khác.
Song, khó khăn nhất là thời gian thẩm định quy trình kiểm tra sản phẩm và các thủ tục xem xét khác phải mất một năm và thời gian thanh toán thường bị “ngâm” quá hạn, khiến nhiều DN đã thiếu vốn lại càng thêm khó khăn trong việc tái mở rộng sản xuất.
Bên cạnh đó, DN còn phải cạnh tranh với nhãn hàng riêng của siêu thị luôn được ưu tiên quầy kệ.
Cũng theo ông Phú, hiện nay, cứ 10 nhà sản xuất Việt Nam thì chỉ có một nhà sản xuất có khả năng đưa được hàng vào siêu thị của DN FDI, khiến hàng Việt lép vế, bị “đẩy” ra khỏi hệ thống để hàng nước ngoài thế chỗ.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc DN phải chiết khấu cho siêu thị là quy luật trong cơ chế thị trường. Đây là mối quan hệ kinh doanh giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất và phân phối.
Ông Phạm Bình An – Giám đốc Trung tâm WTO TP.HCM cho rằng:
“Theo quy luật thị trường, ai nắm kênh bán lẻ thì có lợi thế khống chế nhà sản xuất và định hướng người tiêu dùng. Đó cũng là lý do siêu thị phải tối ưu hóa hiệu quả trên từng diện tích kinh doanh. Hễ họ đưa một sản phẩm mới vào siêu thị thì chắc chắn phải đào thải bớt hàng hóa của một DN khác không đáp ứng”.
Tuy nhiên, với nhiều loại phí phải chi cả “cứng” và “mềm”, các DN không chỉ “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà còn bị nhiều siêu thị áp dụng một số chính sách vô lý khác.
Chẳng hạn, năm 2014, mặc dù doanh thu từ việc bán sản phẩm của Minh Long 1 hơn 30 tỷ đồng nhưng siêu thị X vẫn tùy tiện nâng giá bán, khiến Công ty Gốm sứ Minh Long 1 phải rút hết hàng về.
Hay như Công ty TNHH Ba Huân từng bị một siêu thị yêu cầu phải làm hàng gia công nhãn riêng cho họ với giá rẻ hơn 5% và điều kiện đặt ra là chấp nhận hoặc rút khỏi kênh phân phối ấy, làm Ba Huân rơi vào thế nan giải, vì nếu chấp nhận thì chẳng khác nào “tự mình làm khó mình”.
Một bất cập khác là hầu hết siêu thị FDI đều yêu cầu đơn vị cung cấp phải cung ứng hàng chất lượng cao, giá thành rẻ nhưng họ lại luôn đưa ra chiết khấu rất cao khiến DN muốn hợp tác thì không còn lãi.
Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực – Thực phẩm TP.HCM, với việc áp chiết khấu cao tại siêu thị, DN vừa và nhỏ trong nước bắt buộc phải đẩy giá cao hơn so với bên ngoài 15-30% mới đảm bảo lợi nhuận, trong khi hàng Thái rẻ hơn sẽ làm hàng Việt khó cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước.
Tham khảo: Brandsvietnam.com
Kinh doanh siêu thị mini là mô hình kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn, bởi chi phí đầu tư hoàn thiện một siêu thị phần lớn ở hạng mục cơ sở vật chất và hàng hóa.