Cửa hàng tạp hóa “buôn may bán đắt” luôn trả lời 5 câu hỏi này mỗi ngày
Bạn kinh doanh, buôn bán nhỏ thôi như tạp hoá chẳng hạn, vậy bạn sẽ làm gì để phát triển công việc kinh doanh đó của mình, bán nhiều hơn, lợi nhuận cao hơn?
Bạn bắt đầu bán hàng tạp hóa với số vốn nhập hàng là 200 triệu. Công việc kinh doanh thuận lợi hoặc nhu cầu khách tăng nên bạn tăng thêm vốn mua hàng lên 500 triệu với hy vọng lợi nhuận sẽ tăng tương ứng.
Nghe hay đó, nhưng có một rủi ro bạn chưa nghĩ tới.
Đó là…
Tỷ suất lợi nhuận theo giá trị hàng tồn kho.
Đây là dấu hiệu để nhận biết khi nào thì bạn bị CHÔN VỐN.
Khi bạn muốn tăng vốn nhập hàng (tạp hóa), miễn tỷ suất lợi nhuận trên vốn bỏ ra vẫn giữ thì bạn cứ mở rộng.
Nhưng phải lưu ý vấn đề gia tăng giá trị tồn kho. Luôn tính 1 chi phí khoảng 2% / tháng cho đoạn này để có cơ sở tính toán cho chính xác.
Ví dụ vốn 200 triệu thì bạn ước lượng chi phí tồn kho của bạn là 4tr / 1 tháng.
Vốn lên 500 triệu thì ước lượng chi phí tồn kho là 10 triệu / 1 tháng, nghĩa là lúc này tổng chi phí của bạn tăng tới 6 triệu.
Ví dụ, lúc 200 triệu / 1 tháng bạn bán lời được 10 triệu. Sau khi lên 500 triệu, bạn bán lời được 15 triệu (là một con số chưa chính xác nếu bạn chưa trừ con số 6tr ước lượng nêu trên). Thực lãi bạn chỉ tầm 9tr.
Nghĩa là bán nhiều nhưng lỗ hơn khi bán ít.
Giả như sau khi trừ chi phí như tôi nêu xong, bạn lời 20 triệu. Lúc này tỷ suất lợi nhuận của bạn là 20 / 500 = 4%. Trong khi bạn bán 200 triệu thì lời 10 triệu, tỷ suất là 5%.
Bạn phải NHẬN RA đây là dấu hiệu giảm tỷ suất lợi nhuận. Vẫn có thể chấp nhận và làm được.
Tuy nhiên bạn đừng quên kim chỉ nam này để khi bạn quyết định gia tăng vốn lên 1 tỷ thì phải tính toán lại.
Đây là vấn đề chôn vốn hàng tồn kho mà nhiều người bán tạp hóa gặp phải.
Giải pháp cho vấn đề này là dùng hàng thay thế.
Ví dụ: bạn cần nhập 10 thùng Tiger và 10 thùng Heineken vì khách mua 2 loại này thì nên thử chỉ nhập 10 thùng Tiger để bán, khách không có Heineken có thể mua Tiger.
Vấn đề là vốn mua hàng của bạn sẽ giảm đi 1/2 mà vẫn bán tốt và giữ tỷ suất lợi nhuận tốt.
Ví dụ trên để dễ hình dung thôi nha.
Chúc các bạn thành công!
Ở quy mô bán tạp hóa với giá trị vốn dưới 2 tỷ, con số 2% tôi đưa ra là một con số đã thống kê và độ chính xác là 80% cho các trường hợp.
Thực tế khi bạn tính toán cho nơi bạn bán, có thể điều chỉnh (chỉ nên tăng) lên đến 2.5% hoặc 3%.
Đây là phương thức giúp bạn nhận diện và phòng ngừa rủi ro nên tính cao một chút cũng không sao. Không phải tính chi tiết và tuyệt đối chính xác vì điều này là không tưởng và không cần thiết.
Nguyễn Huỳnh Duy – Co-founder S3co.vn
Bạn kinh doanh, buôn bán nhỏ thôi như tạp hoá chẳng hạn, vậy bạn sẽ làm gì để phát triển công việc kinh doanh đó của mình, bán nhiều hơn, lợi nhuận cao hơn?
Không như nhà sách hay cửa hàng thời trang, hầu hết khách hàng không tới cửa hàng tiện lợi để thong thả lựa đồ.
Mọi sự khởi đầu của việc kinh doanh đều phải trải qua từng giai đoạn. Khi bạn đã bước qua giai đoạn khởi đầu là xây dựng được cửa hàng theo ý muốn.
Bạn nghe ai đó nói về phần mềm quản lý. Giúp bạn quản lý dễ hơn, thoải mái hơn, có nhiều thời gian hơn… nhưng bạn phân vân là có nên mua hay không?
Kinh doanh tạp hoá thuộc về mô hình kinh doanh truyền thống. Tuỳ số vốn bạn có hoặc tuỳ tích góp trong bao năm của bạn mà quy mô kinh doanh sẽ khác nhau.
Bài viết này là những kinh nghiệm và đúc kết mà chúng tôi muốn chia sẻ với những người chủ của các cửa hàng nhỏ lẻ. Có thể bạn không biết, nhưng đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Coop-mart, BigC hay Metro không phải là 1 thương hiệu nổi tiếng hay chuỗi cửa hàng…