• 04/08/2015

Phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử ngày càng liên quan với nhau, dẫn đến sự ra đời của một thuật ngữ mới: thương mại xã hội.

Bán hàng trên facebook

Facebook là nền tảng hàng đầu về thương mại xã hội. 4 chủ đề sau sẽ được đề cập trong bài viết này:

  1. Tại sao doanh nghiệp bán hàng trực tuyến nên chọn Facebook?
  2. Các lựa chọn cho thương mại xã hội.
  3. Tại sao thương mại xã hội không chỉ về buôn bán?
  4. Những điều cần chú ý khi buôn bán trên Facebook.

Tại sao lại buôn bán trên Facebook?

Với hơn 500 triệu người sử dụng, trong đó hơn 50% đăng nhập ít nhất một lần mỗi ngày, Facebook đang là mạng xã hội hàng đầu. Facebook cũng là trang web được truy cập nhiều nhất.

Facebook mang lại hơn 630 triệu đô doanh thu từ quảng cáo. Người hay sử dụng Facebook dành $71,84 hàng năm cho các sản phẩm tiêu dùng. Theo tạp chí Forbes, họ chiếm khoảng 41% trong việc giới thiệu sản phẩm và 28% có khả năng sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm. Tóm lại, các thương gia thương mại điện tử nên xem Facebook như một kênh để mở rộng việc kinh doanh của mình.

Các tùy chọn cho thương mại xã hội

Thương mại xã hội trên Facebook thường thuộc 3 hình thức sau:

  1. Thúc đẩy lòng trung thành thương hiệu
  2. Đem đến lượng fan cho các trang web thương mại điện tử
  3. Thay đổi kinh nghiệm mua

Một số ứng dụng mua sắm Facebook trông không khác lắm những phòng triển lãm ảnh. Điều này có thể tốt nếu mục tiêu của bạn là chuyển người mua từ Facebook vào trang web thương mại điện tử của mình.

Tuy nhiên, có một bất lợi khi sử dụng cách tiếp cận này: người tiêu dùng thường không muốn rời khỏi Facebook để hoàn tất việc mua hàng. Đối với nhiều người, Facebook là trang web và họ muốn tất cả các tương tác, thậm chí là thương mại điện tử, sẽ diễn ra hoàn toàn trong giới hạn của Facebook.

Tại sao thương mại xã hội không chỉ về buôn bán?

Facebook là một môi trường xã hội, không phải là một môi trường mua sắm. Do đó, các thương gia nên tương tác với fan chứ không chỉ gửi một loạt tin nhắn bán hàng. Kinh nghiệm mua sắm cần phải được duy trì theo hướng xã hội, tương tác và phù hợp với trải nghiệm mọi người đang có.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trực tiếp gửi tin nhắn quảng cáo. Luôn nhớ rằng việc tương tác với fan là kim chỉ nam cho hoạt động buôn bán của bạn. Hãy đảm bảo bạn luôn cân bằng giữa các cập nhật liên quan đến thương mại và những thông tin bình thường.

Những điều cần lưu ý khi buôn bán trên Facebook

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng để mua sắm trên mạng xã hội.

  • Catalog sản phẩm mạng xã hội. Kinh doanh trên Facebook nên dựa vào những khách hàng. Facebook cung cấp các thông tin cá nhân như giới tính, vị trí địa lý, sở thích, mối quan tâm, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến có thể tạo ra một cửa hàng để tận dụng lợi thế đó.
  • Bán hàng trên mạng xã hội. Việc mở một cửa hàng trên Facebook không đảm bảo được doanh số bán hàng. Bằng cách kết hợp cách bán hàng thông dụng như chương trình khuyến mãi với công nghệ mạng xã hội, người bán có thể tiếp cận với fan thông qua Wall, bắt đầu cuộc hội thoại, quảng bá sản phẩm, tặng quà khi fan tham gia và thuyết phục được fan mua hàng.
  • Xử lý đơn hàng an toàn. Nhiều người bán hàng và người tiêu dùng luôn thắc mắc về tính bảo mật và sự riêng tư trong Facebook. Mỗi lớp thương mại xã hội đều có những quy định riêng về sự riêng tư và bảo mật. Lớp đầu tiên, Facebook, yêu cầu những thông tin nhất định chẳng hạn như ngày tháng năm sinh, giới tính, và sở thích với mục đích tạo ra một hồ sơ xã hội. Các cửa hàng có thể sử dụng những thông tin này để hạn chế việc khách hàng phải cung cấp chúng một lần nữa. Người mua sắm chỉ cần cho biết lựa chọn sản phẩm của mình và thông tin ship chi tiết cho các cửa hàng. Các cửa hàng sau đó sẽ chuyển tất cả các thông tin đó đến cổng thanh toán thẻ tín dụng.

Sự riêng tư và bảo mật luôn được quan tâm. Những nhà cung cấp giỏ hàng điện tử như Milyoni cho phép các thương gia chọn nhà thanh toán như PayPal, Authorize.Ne, v.v. cho các giao dịch.

Có thể kiếm tiền bằng thương mại xã hội không?

Trong các buổi hội thảo trên mạng, một trong những mối quan tâm lớn nhất là lợi tức đầu tư từ phương tiện truyền thông xã hội. Đại diện từ Milyoni chia sẻ các thông tin sau đây:

  • 40% số người trở thành fan để được giảm giá và tham gia các chương trình khuyến mãi
  • 39% fan thể hiện sự ủng hộ cho thương hiệu

Bằng cách bán hàng hợp lý chẳng hạn như đăng bài để kết nối với người hâm mộ, không xem thương mại là ưu tiên hàng đầu, tốc độ của bài đăng và phần thưởng cho fan, doanh nghiệp trực tuyến có thể kiếm tiền từ Facebook.

Kết luận

  • Facebook đóng một vai trò quan trọng đối với thương mại xã hội
  • Bảo mật và an ninh có thể được quản lý một cách hiệu quả
  • Để thành công trên Facebook, các doanh nghiệp nên nhớ phải tạo được sự tương tác với fan chứ không chỉ chú tâm vào buôn bán
  • Các doanh nghiệp nên học hỏi bằng cách thử nghiệm với nhiều tùy chọn.

PAUL CHANEY ( Tiên Lâm dịch )