• 27/09/2019

Một chuỗi cung ứng thường gồm nhiều bên trung gian khác nhau đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Phổ biến nhất trong đó là 3 đối tượng Nhà phân phối (Distributor), Nhà bán buôn (Wholesaler) và Nhà bán lẻ (Retailer).

Sự khác biệt giữa 3 đối tượng này nằm ở một vài yếu tố, nhưng có thể nói sự khác nhau nằm ở số lượng của một sản phẩm mà họ có trong tay.

  • Nhà phân phối là điểm tiếp xúc trực tiếp của nhà sản xuất cho người mua tiềm năng của một vài sản phẩm
  • Nhà bán buôn (wholesaler) mua một lượng lớn sản phẩm trực tiếp từ Nhà phân phối
  • Nhà bán lẻ mua số lượng nhỏ của một mặt hàng từ nhà phân phối hoặc nhà bán buôn (wholesaler).

Dù là Nhà phân phối, bán buôn hay bán lẻ, bạn vẫn nên sử dụng phần mềm để quản lý hàng hóa và giao dịch xuất nhập hàng ngày, S3POS là hệ thống đáp ứng nhu cầu này ở cả 3 đối tượng. Đăng ký để thử nghiệm tại đây.

Nhà phân phối làm việc với nhà sản xuất

Nhà phân phối (NPP) thường có mối quan hệ kinh doanh với nhà sản xuất mà họ đại diện. Nhiều NPP duy trì cam kết độc quyền, giới hạn số thành viên tham gia hoặc cho phép NPP nằm một số khu vực thị trường nào đó.

Từ nhà sản xuất đến nhà phân phốia
Sự khác biệt giữa nhà phân phối, bán buôn và bán lẻ

NPP là tiếp xúc điểm trực tiếp cho người mua tiềm năng đối với một vài sản phẩm. Tuy nhiên, NPP hiếm khi bán hàng của NSX trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

Đừng bỏ lỡ:  Tạp hoá có nên xài phần mềm quản lý không? Khi nào thì nên?

Do số lượng sản phẩm cực lớn mà họ có trong tay hoặc có thể thu mua từ các nhà sản xuất, NPP thường làm việc với một số Nhà bán buôn (NBB) đại diện, mua số lượng lớn nào đó của một sản phẩm. Hoặc đôi khi, NPP lại làm việc trực tiếp với nhà bán lẻ.

Nhà bán buôn (wholesaler) mua hàng từ nhà phân phối

Nhà bán buôn mua một lượng lớn sản phẩm trực tiếp từ NPP.

Giá trị đơn hàng lớn thường cải thiện vị thế của Nhà bán buôn. Nhiều NPP cung cấp các chiết khấu cho một vài sản phẩm hoặc cho tổng giá trị hàng hoá.

Nhà bán buôn (wholesaler)
Nhà bán buôn

Nhà bán buôn nhập đủ thứ loại hàng hoá, từ điện thoại, tv, máy vi tính, cho tới xe đạp, quần áo, nội thất, thực phẩm.

Hàng hoá thường bán cho nhà bán lẻ, lúc này là các cửa tiệm hoặc doanh nghiệp bán hàng online.

Nhà bán lẻ bán cho người tiêu dùng (consumer)

Nhà bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, quy mô nhỏ lẫn lớn, chuyên bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng.

Để có lợi nhuận, nhà bán lẻ tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tìm nhà cung cấp với giá cạnh tranh.

Nhà bán lẻ (retailer)
Nhà bán lẻ (retailer)

Nhìn chung, một nhà bán lẻ có thể mua số lượng nhỏ của một mặt hàng từ NPP hoặc nhà bán buôn.

Ví dụ, nhà bán lẻ mua mua một tá bóng đèn, có thể liên lạc với nhà phân phối bóng đèn để thương lượng giá.

Các điểm cần quan tâm

Nguyên vật liệu được chuyển vào thành phẩm cuối cùng là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động vận hành của nhà sản xuất, nhưng quá trình bán hàng phải ở cùng nhịp độ với lịch trình sản xuất, nếu không thì NSX có thể lưu trữ quá nhiều hàng tồn.

Đừng bỏ lỡ:  Cần chuẩn bị gì để trở thành Nhà phân phối FMCG?

NPP thường đặt các đơn hàng lớn đối với 1 vài mặt hàng, như xe đạp, ghế ngồi xe hơi.

Sự khác biệt chính giữa 3 đối tượng này dựa trên mô hình kinh doanh và mục tiêu liên quan tới hàng hoá.

Một số doanh nghiệp có thể vừa sản xuất vừa bán lẻ sản phẩm thẳng tới người tiêu dùng.

Việc cắt bớt một vài thành phần trong chuỗi cung ứng, giống như nhà phân phối và nhà bán buôn (wholesaler) , việc này có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhưng cũng làm xa rời các đối tượng còn lại.

Điều quan trọng là phải xác định cẩn thận mô hình kinh doanh sẽ đi theo là gì và vì sao.

Việc sử dụng nghiên cứu thị trường, kỹ năng truyền thông và mối quan hệ kinh doanh, Nhà bán buôn, Nhà phân phối và Nhà bán lẻ có thể tạo ra chiến lược kinh doanh thành công.

Tham khảo từ Small Business.