• 28/08/2015

Tôi từng chứng kiến nhiều người ở mới bắt đầu vị trí quản lý bán hàng với tâm trạng hừng hực khí thế, quyết tâm nhưng nhanh chóng đi tới suy sụp vì không dẫn dắt tập thể đi đến kết quả mong muốn mà ở phương diện cá nhân, nhà quản lý bán hàng còn thấy sự thiếu hụt trong khả năng quản lý và lãnh đạo của mình.

10 Nguyên tắc của một nhà quản lý bán hàng tuyệt vời

Là chuyên gia tư vấn và huấn luyện bán hàng nhiều kinh nghiệm, tôi sẽ cung cấp cho bạn, những nhà quản lý bán hàng 10 nguyên tắc dễ hiểu giúp bạn sớm làm chủ kỹ năng quan trọng này và đạt được những cột mốc đáng kể trong sự nghiệp.

10 Nguyên tắc của nhà quản lý bán hàng thành công

#1 – Quan tâm đến nhân viên kinh doanh

Quản lý bán hàng là lãnh đạo.

Nếu bạn muốn nhân viên mình khao khát thành công, quan tâm về chỉ tiêu, về việc tạo giá trị đối với khách hàng, hãy bắt đầu bằng cách cho họ thấy bạn quan tâm đến từng cá nhân.

#2 – Tìm hiểu cách huấn luyện

Mối quan hệ giữa bạn với nhân viên kinh doanh phải là một mối quan hệ tốt theo định hướng huấn luyện.

Một khi bạn quan tâm sâu sắc đến nhân viên, bạn đã có niềm tin làm nền tảng để giúp nhân viên kinh doanh nhìn thấy điểm mù của mình.

Một sự huấn luyện tốt là sự cân bằng giữa việc không chỉ đạo và giúp đỡ các nhân viên bán hàng tự tìm tòi với việc chỉ đạo và cho nhân viên biết những gì bạn cần họ thực hiện.

uHãy tìm hiểu cách huấn luyện từng cá nhân trong nhóm của bạn.

#3 – Đào tạo liên tục

Bạn có thể nghĩ rằng mình đã đáp ứng các nhu cầu đào tạo liên tục bằng cách thuê nhân viên bán hàng có kinh nghiệm.

Điều này không đủ. Tất cả nhân viên bán hàng được hưởng lợi từ việc thu nhận những ý tưởng mới, kỹ năng mới và có nền tảng về những nguyên tắc sales chuyên nghiệp vững chắc hơn nữa. Vì vậy. đừng bao giờ ngưng đào tạo.

#4 – Nghĩ về nhân viên kinh doanh trước tiên

Thách thức chính của một quản lý bán hàng là thời gian dành cho đội ngũ nhân viên.

Công ty luôn có những yêu cầu quan trọng cần bạn thực hiện như báo cáo, thông tin, họp và thậm chí nhiều báo cáo hơn nữa.

Vào cuối ngày (hoặc quý), bạn sẽ được đánh giá qua hoạt động của đội ngũ kinh doanh.

Vì vậy, hãy ưu tiên đội ngũ của bạn. Đầu tư thời gian và năng lượng của bạn vào họ. Bạn nên hoàn thành những yêu cầu từ công ty một cách hiệu quả, nhưng hãy hiểu rằng điều đó không giúp bạn tăng thành tích. Hãy đặt nhu cầu của nhân viên lên đầu tiên.

#5 – Trở thành một ví dụ

Nếu bạn muốn đội ngũ bán hàng tạo ra được giá trị cho khách hàng, hãy cho họ thấy cách bạn làm điều đó.

Nếu bạn muốn đội mình kiên trì, để cho họ thấy bạn kiên trì như thế nào. Nếu bạn muốn nhân viên mình phát triển bản thân thành các chuyên gia, hãy cho họ thấy cách bạn phát triển bản thân. Bạn sẽ thấy họ trở nên chuyên nghiệp như mình.

#6 – Đừng trở thành chuyên gia chốt sales

Bạn có thể tìm thấy chính mình trong vai trò của một quản lý bán hàng vì bạn đã từng là một nhân viên sales xuất sắc.

Thậm chí bạn có lẽ đã chốt được một số giao dịch lớn. Dù vậy, bạn sẽ không thành công trong vai trò quản lý bán hàng bằng việc trở thành chuyên gia chốt sales.

Bạn đã ôm đồm quá nhiều rồi. Có thể bạn sẽ cần giúp đỡ nhân viên trong một số giao dịch nhất định chứ không ôm lấy tất cả.

#7 – Tạo sự độc lập

Công việc của một nhà quản lý bán hàng là tạo ra những nhân viên độc lập. Nếu đội ngũ bán hàng của bạn cứ đến với bạn để tìm giải pháp, bạn sẽ không thể thành công.

Vai trò của một nhà lãnh đạo là tạo ra những người có thể thành công trong công việc của mình mà không cần sự giúp đỡ.

Tuy nhiên. điều này không có nghĩa là bạn sẽ không giúp đỡ họ. Bạn sẽ giúp họ có đủ năng lực để tự đưa ra quyết định hợp lý.

#8 – Tập trung nhiều vào hiệu suất hơn là hoạt động

Nhiều nhân viên bán hàng tin rằng càng nhiều hoạt động sẽ tự động dẫn đến kết quả tốt hơn.

Tuy nhiên, đối với những hoạt động kém hiệu quả, một phần nguyên nhân là do nhân viên không có hiệu suất và không tự tin.

Bạn hãy tập trung vào vấn đề về hiệu suất trước. Mọi người thường làm những việc họ có khả năng hoàn thành tốt. Quản lý bán hàng hiệu quả là sự cân bằng giữa hoạt động và hiệu suất.

#9 – Yểm trợ

Công ty sẽ làm những điều gây khó khăn cho nhân viên của bạn trong việc đạt được thành công.

Công ty có những ý định tốt, nhưng thường không nhận ra những tác động từ quyết định của mình. Bạn phải đứng lên bảo vệ nhân viên nếu cần. Tuy nhiên, một khi quyết định đã được thực hiện, bạn sẽ phải ủng hộ nó và giúp đỡ nhân viên khi cần thiết.

#10 – Nhớ lại những bài học của bạn

Hãy nhớ lại những gì bạn đã học được từ người quản lý bán hàng giỏi nhất của mình.

Bà đã làm gì để giúp bạn thành công và phát triển hơn cả tưởng tượng? Điều gì khiến bà ấy trở nên đặc biệt?

Việc nhớ lại những gì bạn đã học được từ người quản lý tồi tệ nhất cũng khá hữu ích. Điều gì bạn đã từng nói với bản thân rằng mình sẽ không bao giờ làm nếu bạn trở thành một nhà quản lý bán hàng? Cơ hội để áp dụng những bài học của bạn đã đến!

Hãy sử dụng 10 nguyên tắc trên như những lời nhắc nhở. Sau đó xem lại, lên kế hoạch hành động cho từng điều một và áp dụng vào thực tế. Thành công của đội ngũ kinh doanh phụ thuộc vào chúng.