• 30/07/2018

Việt Nam là một đất nước tiềm năng với hơn 90 triệu dân, trong đó có tới 40 triệu người sử dụng Internet hàng ngày. Nhận thấy cơ hội này, có không ít các startup được mở ra tại Việt Nam những năm gần đây nhằm thu được nguồn lợi tốt nhất.

Không ngoa khi nói rằng, startup trở thành “trào lưu hot” mà không ít người trẻ theo đuổi. Bởi lẽ startup không chỉ mang lại những trải nghiệm thật nhất về kinh doanh cho người trẻ, trên hết startup đem đến cơ hội làm chủ mà bất cứ ai mong muốn.

startup-
Startup – Giấc mơ khởi nghiệp

Tuy nhiên, theo thống kê của Topica Founder Institute, dù có hàng trăm Startup được đầu tư nhen nhúm tại Việt Nam, chỉ có 28 startup là thực sự thành công. Vậy đâu là sai lầm tai hại dẫn tới thất bại của các doanh nghiệp startup?

#1 – Chỉ có một người sáng lập

Một công ty Startup nhìn chung có đầy đủ các chức năng mà bất cứ công ty nào cần có, từ sales, marketing tới design, management.

Các báo cáo gần đây chỉ ra rằng một Startup nên có ba founders: một programmer để lập trình sản phẩm, một designer để thiết kế sản phẩm và một seller để chào bán sản phẩm, xin tài trợ cho sản phẩm.

Hơn hết, với ba bộ óc từ ba lĩnh vực khác nhau việc đánh giá sẽ khách quan và chính xác hơn, quyết định sẽ được đưa ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.

co-founder
Một Startup nên có 3 founder

Trên thực tế, sẽ rất khó để một founder có thể kiêm nhiệm tất cả những yêu cầu này bởi vấn đề sẽ không có sự đánh giá chuyên sâu của một chuyên gia.

Chưa kể, một founder duy nhất sẽ không có suy nghĩ, thẩm định khách quan về sản phẩm cũng như quá trình làm việc.

Về lâu dài sức nặng của công việc có thể khiến cho founder bị stress ảnh hưởng không tốt tới tiến độ chung. Có không ít Startup xem nhẹ yếu tố này dẫn tới thất bại không đáng có.

#2 – Chọn sai thành viên

Yêu cầu đầu tiên của Startup là sự tin tưởng đồng lòng.

Nói cách khác, startup là một cuộc chiến dài hơi về thời gian, tiền bạc và cả ý chí bởi sẽ có nước mắt, có thất bại không ít lần trước khi đạt đỉnh vinh quang.

Startup không dành cho những ai chờ đợi, mơ tưởng về một thành công ngày một ngày hai.

Chính vì vậy, chọn được những “đồng đội” phù hợp nhất, nhiệt huyết nhất, dám hi sinh nhất ngay từ những ngày trứng nước là điều tối cần thiết cho bất cứ startup nào.

Chẳng nói đâu xa, Rovio công ty startup game với ba thành viên kiên trì ròng rã suốt 6 năm trời đã trở nên nổi tiếng với game Angry Bird.

TEAM
TEAM – Cùng nhau, Mọi người, Đạt được, Nhiều hơn

Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều startup thất bại bởi lựa chọn thành viên sai lầm.

Những thất bại, khó khăn trong startup khiến không ít người trẻ nản lòng, dẫn tới tranh chấp cãi vã không đáng có để rồi dẫn tới việc từ bỏ chỉ sau một thời gian ngắn hào hứng thích thú.

#3 – Hiểu sai thị trường và khách hàng tiềm năng

Bạn sẽ chẳng thể bán nổi sản phẩm nếu không hiểu được suy nghĩ của khách hàng, lắng nghe những điều họ muốn.

Vì vậy, điều cần thiết để startup có thể sớm thu hút được sự chú ý của khách hàng là tìm ra được thị trường ngách (niche) của mình, nơi khách hàng sẵn sàng chờ đợi và móc hầu bao để mua sản phẩm.

successful-content-marketing-cover
Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Với một startup non trẻ, hiểu được nhu cầu của thị trường và khách hàng là việc bắt buộc để đặt những viên gạch xây dựng thương hiệu đầu tiên.

Điều này không chỉ giúp quảng bá sản phẩm, mà còn tạo mối quan hệ lâu bền với khách hàng.

Đã có rất nhiều startup chủ quan điều này.

Họ cho rằng tập trung phát triển sản phẩm tập trung vào quan điểm từ cái tôi mà quên đi khách hàng.

Họ không đặt mình vào vị trí khách hàng để xem họ mong muốn gì.

Đây có thể coi là sai lầm nghiêm trọng dẫn tới thất bại sau này: không cạnh tranh được, sản phẩm không tới tay khách hàng tiềm năng,…

#4 – Sản phẩm ra mắt thị trường quá chậm

Đồng ý là chăm chút chi tiết, thiết kế để ra mắt sản phẩm tốt nhất chất lượng nhất là điều cần thiết để tạo uy tín bước đầu.

Thế nhưng, để thu hút được vốn đầu tư, sự chú ý của khách hàng sản phẩm cần được ra mắt vào thời điểm thích hợp.

Nghĩa là, Startup cần có thời gian chính xác về dự định ra mắt sản phẩm.

Kể cả khi đã tìm hiểu thị trường một cách tỉ mỉ, kể cả khi đã hiểu mong muốn của khách hàng, việc ra mắt chậm cũng dẫn tới kết quả không hay.

Nhu cầu của thị trường và khách hàng thay đổi theo từng ngày từng giờ; ra sản phẩm không đúng thời điểm sẽ khiến sản phẩm bị lỗi nhịp, không còn phù hợp thị hiếu, khó thu được lợi nhuận cao.

Chưa kể đến phân khúc thị trường tiềm năng rất dẽ bị cướp mất từ đối thủ mạnh và nhiều kinh nghiệm hơn

#5 – Xây dựng kế hoạch không phù hợp

Xin nhắc lại là startup là một cuộc chiến trường kì cần có sự chuẩn bị chu đáo cho từng tháng từng tuần thậm chí từng ngày.

Nhưng có rất nhiều startup chủ quan lên kế hoạch một cách không rõ ràng, đầu tư vào chỗ chưa thích hợp khiến nguồn vốn chưa được dùng hợp lí.

Digital-marketing_herobanner
Kế hoạch xây làm sao mới phù hợp?

Trên lí thuyết, startup muốn có sản phẩm tốt nhất cần có programmer tốt nhất.

Thời gian đầu việc cần thiết là tập trung vào thuê programmer giỏi. Sau khi sản phẩm ổn định mới nghĩ tới chuyện thuê nhân sự các lĩnh vực khác.

Có điều, nhiều startup có kế hoạch ngược lại, chào bán sản phẩm khi sản phẩm còn chưa hoàn chỉnh.

Đây không hẳn là hướng đi sai lầm tuy nhiên chỉ nên áp dụng cho startup có chuyên môn tốt về sale cũng như programming. Còn nếu Startup còn thiếu nhiều kinh nghiệm, nên đi theo kế hoạch an toàn.