• 06/08/2019

Một trong những khía cạnh rủi ro nhất trong việc vận hành một nhà máy sản xuất là xác định chính xác cần sản xuất bao nhiêu, khi nào sản xuấtcần đặt hàng những nguyên liệu nào và khi nào.

Các chiến lược hoạch định sản xuất
Các chiến lược hoạch định sản xuất

Không có đủ sản phẩm để bán có thể làm tổn hại lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp.

Là một lãnh đạo doanh nghiệp, hãy cân nhắc các chiến lược khác nhau nhầm xác định chuổi hành động tốt nhất khi bàn đến hoạch định và lên kế hoạch sản xuất.

Các chiến lược thường được dùng trọng hoạch định và lên kế hoạch sản xuất là chiến lược rượt đuổi, định mức sản xuất, sản xuất theo đơn đặt hàng, và lắp ráp theo đơn đặt hàng. Mỗi chiến lược đều có cái hay và dở riêng.

Chiến lược rượt đuổi: sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường

Chiến lược này nghĩa là bạn phải đuổi theo nhu cầu thị trường. Hoạt động sản xuất phải làm sao vừa vặn với nhu cầu và không tồn hàng trong kho.

Chi phí tồn kho phải thấp, chi phí bán hàng ở mức tối thiểu, và trong thời gian ngắn.

Chiến lược rượt đuổi phổ biến ở nhiều lĩnh vực nơi mà sản phẩm dễ hư hỏng hoặc với công ty không có nhiều tiền mặt và không muốn chịu rủi ro bị mất, trộm hoặc không bán được.

Đừng bỏ lỡ:  Cách xây dựng đội ngũ kinh doanh vượt trội

Lịch trình sản xuất dựa trên đơn đặt hàng và nhu cầu tức thời.

Định mức sản xuất: sản xuất ổn định theo thời gian

Đây là chiến lược sản xuất với số lượng sản phẩm giống nhau, thường thấy trong những ngành có nhu cầu theo chu kì và năng lực sản xuất thường giới hạn.

Giả sử một nhà máy chỉ có thể sản xuất được tối đa 10.000 máy tính mỗi tháng.

Nhu cầu đối với máy tính thay đổi theo chu kì của người tiêu dùng suốt thời gian bắt đầu năm học hoặc mùa thuế.

Nếu nhu cầu đạt đỉnh 20.000 máy một tháng, nhà máy không thể đáp ứng nhu cầu.

Bằng việc ổn định sản xuất 8000 máy một tháng. nhà sản xuất giữ cho tồn kho mới được trôi chảy trong mùa thấp điểm nhưng vẫn đủ để chuẩn bị cho mùa cao điểm.

Sản xuất theo đơn đặt hàng: đủ sản phẩm trên kệ hàng

Nhà sản xuất có thể chọn chiến lược này, vừa đủ hàng hóa cho kệ hàng của nhà bán lẻ.

Chiến lược này thường thấy với việc tung bán sản phẩm mới như điện thoại, xe hơi. Sản phẩm được sản xuất và lưu kho để người tiêu dùng có thể thấy đang còn hàng hay không.

Chiến lược này tương đồng với định mức sản xuất, sử dụng tính hiệu quả của việc sản xuất ổn định giúp hạ chi phí và duy trì mức tồn kho tối thiểu.

Người mua có thể lấy sản phẩm bất kỳ lúc nào mà không phải chờ đợi.

Khác biệt duy nhất giữa 2 chiến lược này là lịch sản xuất xem xét nhu cầu theo chu kì của người mua và sản xuất theo nhu cầu được dự báo, giảm sản xuất nếu hàng vẫn còn trong kho cho những giai đoạn khác.

Đừng bỏ lỡ:  Những ngộ nhận về Web-based POS

Lắp ráp theo đơn đặt hàng: đối với hàng hóa dễ hư hỏng

Đây là chiến lược phổ biến với các nhà hàng hoặc bất kỳ công ty nào sản xuất hàng dễ hư hỏng.

Shop bán hoa có thể cung cấp đến 100 đơn hàng, nhưng không thực hiện bất kỳ yêu cầu nào cho tới khi đơn hàng được đặt. Việc này sẽ làm giảm tỷ lệ hư hỏng, cho phép điều chỉnh, làm tươi mới các sản phẩm dễ hư hỏng.

Một nhà hàng thức ăn nhanh cung cấp nguyên liệu đông lạnh và tươi sống.

Dựa theo nhu cầu trong quá khứ, kế hoạch đặt nguyên liệu sẽ cố gắng giảm thiểu sự hư hỏng nguyên liệu. Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng và cải thiện sự hài lòng, trong khi còn giảm chi phí nguyên liệu và hỏng hóc.