• 12/12/2020

Mở quán cafe nhỏ, ấm áp, dễ thương là mơ ước thường thấy của nhiều người có mộng kinh doanh nhỏ, nhưng “dễ thương” thì cũng phải trả hóa đơn mỗi tháng.

Quán cà phê thường có biên lợi nhuận thấp, cần sự đầu tư đáng kể lúc đầu và cần nhiều giờ làm việc và nhiều cơn đau đầu cho người vận hành nó.

Trước khi từ bỏ mọi hy vong, hãy thực hành các bước sau để xây dựng quán cafe của bạn nhé.

Với một kế hoạch đúng đắn, quán cafe của bạn sẽ có cơ hội thành công cao và biến ước mơ kinh doanh của bạn thành hiện thực.

Lên kế hoạch mở quán cafe

Lập kế hoạch kinh doanh

Bất luận loại hình doanh nghiệp bạn dự tính mở là gì, một kế hoạch kinh donah chi tiết là bước cần thiết trong quy trình. Một kế hoạch kinh doanh tốt sẽ phân tích doanh nghiệp, thị trường và kế hoạch trong vài năm tiếp theo.

Kế hoạch mở quán cà phê
Kế hoạch mở quán cà phê

Đó là bản đồ cần thiết cho thành công của bạn. Nó còn phục vụ như một bài bán hàng trước các nhà đầu tư tiềm năng.

Một số thành phần trong kế hoạch kinh doanh gồm:

  • Tiêu đề và mục lục
  • Tóm lược thực thi, là nội dung cho biết tầm nhìn của bạn đối với việc kinh doanh
  • Mô tả chung về công ty, nơi bạn cung cấp tổng quan về công ty và dịch vụ cung cấp tới thị trường.
  • Sản phẩm và dịch vụ, bạn mô tả chi tiết về sự độc đáo của sản phẩm, dịch vụ.
  • Kế hoạch Marketing, mô tả cách bạn đưa sản phẩm tới người tiêu dùng
  • Kế hoạch vận hành, bạn mô tả cách doanh nghiệp sẽ vận hành hàng ngày ra sao.
  • Quản lý và tổ chức, bạn mô tả cơ cấu của tổ chức và triết lý mà nó theo đuổi.
  • Kế hoạch tài chính, bạn mô tả mô hình tài chính và nhu cầu từ nhà đầu tư.

Đảm bảo vốn vận hành quán

Trong kế hoạch kinh doanh của mình, bạn đã xác định bao nhiêu vốn mình cần để bắt đầu kinh doanh. Để đáp ứng chi phí khởi nghiệp, bạn phải sáng tạo.

Hãy liên hệ nhà đầu tư, nộp hồ sơ vay vốn, dùng luôn tiền tiết kiệm, và sử dụng hết mọi phương án khả thi để đảm bảo nguồn vốn.

Các phương án huy động vốn của bạn không nhất thiết chỉ dừng ở vay ngân hàng hoặc tiền tiết kiệm. Hãy thử thu hút nhà đầu tư hoặc đối tác vào kế hoạch kinh doanh của mình.

Nếu bạn chưa sẵn sàng làm ăn với những rủi ro tiềm năng, hãy hỏi gia đình và bạn bè của mình để vay vốn cá nhân.

Các phương án sáng tạo khác có thể là huy động vốn cộng đồng, hoặc cho thuê một phần căn nhà của bạn. Hãy luôn tìm kiếm những nguồn huy động vốn tiềm năng khác.

Tạo nhận diện thương hiệu

Hãy phát triển logo, đồ họa, danh thiếp và những thứ khác cho việc quảng bá.

Hãy thử tìm một phong cách nhất quán thể hiện tầm nhìn của bạn với quán cafe. Điều này sẽ giúp bạn phối hợp các màu mà bạn dùng trong thiết kế, thực đơn và những nội dung marketing khác.

Hãy cân nhắc khách hàng mục tiêu của quán dựa trên quan sát và nghiên cứu của bạn về cộng đồng xung quanh, và mục tiêu kinh doanh của bạn. Có nhân viên văn phòng làm từ 9 tới 5 giờ chiều không? Hay sinh viên? Hay những người nghiện công nghệ và những người tìm kiếm không gian tĩnh lặng?

Mục tiêu cuối cùng của bạn là tạo ra “một tiếng nói” xuyên suốt mọi thứ từ tài nguyên tiếp thị tới thực đơn tới phòng vệ sinh.

Nếu có vấn đề với việc phát triển nhận diện thương hiệu, hay cảm thấy ý niệm của bạn đang trở nên ngày càng phức tạp, hãy tìm kiếm dịch vụ từ các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Chuẩn bị gì khi mở quán cafe?

Tìm địa điểm phù hợp

Điều tra nhiều địa điểm cửa hàng khác nhau. Hãy tìm những chỗ đang cho thuê hoặc bán. Hãy chọn nơi phù hợp với ngân sách và cho bạn địa điểm lý tưởng để đón khách.

Chuẩn bị cho việc mở quán cà phê
Chuẩn bị cho việc mở quán cà phê

Nếu chỗ đó từng được làm quán cafe, điều này có thể có ích cho bạn vì bạn không cần dành thời gian và tiền chuyển đổi nó thành quán cafe. Dĩ nhiên, hãy cân nhắc tại sao quán trước đó không thành công.

Tự đi trinh sát các địa điểm tiềm năng. Hãy đếm có bao nhiêu xe hoặc người đi qua trong vòng 1 giờ ở những thời điểm khác nhau trong ngày.

Người ta sẽ tìm đồ ăn, thức uống ngon, nhưng một quán cafe mới sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc xây dựng khách hàng trung thành nếu đó ở trong khu vực nhiều mật độ qua lại.

Điều chỉnh bố cục phù hợp với thương hiệu

Thậm chí nếu địa điểm được chọn của bạn trước đó là quán cafe, bạn vẫn phải cập nhật và thay đổi cho phù hợp với tầm nhìn cụ thể.

Mặc dù quan trọng, nhưng đừng tập trung chỉ vào những thứ như sơn tường hay đèn đóm. Hãy đảm bảo là bạn có khu vực bếp cho đủ khoảng trống cho phép những người phụ trách đủ không gian di chuyển.

Mặc dù bạn sẽ muốn quán cafe của mình trở thành trung tâm điểm, nơi khách hàng muốn tới và thưởng thức, hãy thiết kế để nó thật thân thiện khi tiễn họ đi.

Mua trang thiết bị cho quán cafe

Nếu bạn đang tái sử dụng một quán cafe đã có, bạn có thể tận dụng lại bàn ghế, quầy phục vụ, máy thanh toán thẻ… Như vậy bạn chỉ cần thuê hoặc mua ít thiết bị mà mình cần.

Hãy tiết kiệm nhiều nhất có thể. Trang trí các thiết bị điện trước đó có thể dùng được cho quán của bạn, điều đó giúp bạn tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng bàn ghế, hoặc những thứ khác đã qua sử dụng.

Với quán cafe, đừng bỏ qua các trang thiết bị thiết yếu, chẳng hạn như máy pha cà phê. Nếu cà phê là điểm nhấn của bạn, hãy đảm bảo bạn có thể sản xuất ra sản phẩm chất lượng. Những ai trả tiền mua cà phê thường có xu hướng muốn biết sự khác biệt.

Hãy tìm hiểu những bên cho thuê thiết bị trong khu vực của mình. Hãy cân nhắc nhiều phương án để tìm ra thoả thuận tốt nhất, vì bạn cần tiết kiệm nhiều nhất có thể.

Xây dựng thực đơn

Trang trí, bố cục, không gian quan trọng với sự thành công của quán, nhưng người ta sẽ không trở lại nếu đồ ăn và thức uống không có gi đặc sắc.

Hãy dành thời gian phát triển thực đơn với sự hấp dẫn tối đa mà không làm tổn hại ngân sách của bạn.

Với một quán cafe, ban đầu nên chỉ giới hạn số món trên thực đơn. Hãy tập trung vào những món bổ trợ lẫn nhau.

Hãy đảm bảo bạn là chuyên gia với những món trên thực đơn này. Nếu bạn phải là chuyên gia cà phê, hãy nghiên cứu nó sâu sắc hơn. Hãy biết cà phê của mình xuất xứ từ đâu.

Có thể thảo luận về nguồn gốc của thịt trong sandwich. Hãy thể hiện sự kết nối cá nhân tới thực phẩm của mình, hãy tách biệt mình khỏi những chuỗi lớn.

Phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà phân phối

Bạn cần đảm bảo cách tốt nhất và hiệu quả về mặt chi phí nhất để thu mua những thực phẩm và vật tư khác mình cần để vận hành hàng ngày. Để làm vậy, bạn cần xây dựng quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp thực phẩm, khăn giấy… đáng tin cậy, giao hàng đúng hẹn và giá tốt.

Nhà cung cấp là khí huyết của quán cafe. Không có sản phẩm mà bạn cần khi bạn cần nó, bạn sẽ không có gì cả.

Hãy hỏi những nhà hàng và chủ doanh nghiệp nhỏ khác trong khu vực họ hay dùng nhà cung cấp nào. Khi bạn lựa chọn nhà cung cấp, hãy thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với họ. Đừng sợ phải đổi nhà cung cấp để có mức giá và dịch vụ tốt hơn.

Khai trương quán cafe

Tiếp thị và quảng bá quán cà phê

Nếu không ai biết bạn đang sắp mở quán, bạn sẽ không có khách hàng mà mình mong muốn hoặc cần. Hãy lan truyền về mình càng sớm càng tốt.

Khai trương quán cà phê
Khai trương quán cà phê

Hãy dùng các kênh mạng xã hội, kênh truyền miệng, poster hoặc bất kỳ phương pháp nào bạn có thể nghĩ ra để giúp người ta biết về doanh nghiệp của mình.

Trong lúc lan truyền về bản thân, hãy cố giữ sự nhất quán cho nhận diện thương hiệu của bạn trong các tài liệu quảng bá.

Một số lời khuyên cho bạn:

  • Chuẩn bị sẵn ngân sách marketing cho ngày khai trương (một vài người bảo nên cỡ 20% ngân sách marketing của năm đầu tiên).
  • Sử dụng mạng xã hội, website, quảng cáo Google

Thuê và huấn luyện đầu bếp, nhân viên phục vụ

Sự quen thuộc với với kinh doanh cà phê dĩ nhiên hữu ích, nhưng hãy dành sự chú ý cho cá tính, thái độ.

Hãy thực hiện phỏng vấn và đặt những câu hỏi giúp hiểu rõ họ (trước đây họ xử lý với nghịch cảnh ra sao và cách họ giải quyết một tình huống cụ thể trong quán cà phê.

Hãy nhớ, trong vài tình huống bạn không có mặt trong quán cafe, thì nhân viên chính là bộ mặt của doanh nghiệp.

Khai trương khi đã sẵn sàng

Khi mọi thứ đã hoàn thành và doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng, hãy mở cửa kinh doanh. Hãy sẵn sàng cho những bất cập trong quy trình, hãy xắn tay giải quyết chúng càng nhanh càng tốt để mọi thứ hoạt động trơn tru.

Bạn cần buổi khai trương càng mượt mà càng tốt, nên việc tập tành trước cũng là một bước cần thiết cho điều này.

Hãy mời một nhóm khách nhỏ, thậm chí bạn bè, gia đình, và thử nghiệm việc vận hành quán. Hãy xem điều gì hiệu quả và điều gì không trước khi khai trương thực sự.

Hãy làm cho buổi khai trương “hoành tráng” với lời quảng cáo sáng tạo, quà tặng, và bất cứ gì khiến người ta chú ý, đủ tò mò để dừng lại coi.

Hãy nghĩ về ngày và giờ thuận lợi nhất để khai trương quán. Khi nào khách hàng mục tiêu muốn ghé quán nhất? Buổi sáng ngày làm việc? Giờ ăn trưa? Hay ngày cuối tuần?

Khiến họ quay lại với bạn 

Đưa khách hàng vào cửa chỉ là bắt đầu thôi. Hầu hết quán cafe đều dựa trên khách hàng lặp lại để tồn tại.

Một sản phẩm tốt, bầu không khí ấm cúng, mức giá hợp lý cũng tốt, nhưng đừng sợ phải sáng tạo trong việc cách biến khách hàng thành khách lặp lại.

Ví dụ, hãy đưa ra một chương trình tích điểm. Đây không chỉ là cách giữ chân khách hàng, mà còn là công cụ tốt để hiểu họ và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với họ.

Tặng một ly cà phê miễn phí sau khi bấm đủ lổ trên 1 cái thẻ cũng đủ để mang họ trở lại tới khi nó trở thành một thói quen.

Ngoài thẻ bấm lổ hay coupon, có nhiều nền tảng tích điểm sử dụng QR code. Chúng giúp việc tích điểm trở nên dễ dàng và rất hiệu quả về chi phí.

Nguồn: Wikihow