Cách tính Markup và Margin trong lĩnh vực bán lẻ
Đây là những gì tôi học được về cách tính markup (lợi nhuận mong muốn) và margin (biên lợi nhuận) cho doanh nghiệp / cửa hàng bán lẻ
Mở tiệm bánh không hề dễ như thoạt tưởng. Để điều hành thành công tiệm bánh, bạn phải tuân luật và kinh doanh nghiêm túc.
Có nhiều thứ cần cân nhắc khi quyết định mở một tiệm bánh, nhưng với một kế hoạch kinh doanh chu đáo, bạn sẽ sớm đi tạo ra một doanh nghiệp tại nhà thành công.
Nội dung chính
Mặc dù mở tiệm bánh nghe có thể đơn giản, bạn nên hiểu rằng có thể có những giới hạn liên quan.
Kiểm tra xem việc mở một tiệm bánh trong khu vực của bạn có hợp pháp hay không. Ngoài ra còn có một số yêu cầu về quyền và bảo hiểm bạn cần phải đáp ứng trước khi mở cửa hàng.
Bạn có thể bắt gặp một số điều luật hạn chế bạn khỏi việc nướng những mẻ bánh yêu thích.
Tìm hiểu xem những cái gì bạn phải đảm bảo và hoàn thành chúng trước khi có thanh tra ngành ghé qua. Nếu tiệm bánh của bạn còn hoạt động, mỗi năm sẽ có thanh tra ghé qua bếp để đánh giá.
Sau khi bạn xác định rằng sẽ mở tiệm bánh, bạn cần chuyển gian bếp tai nhà thành khu vực bếp thương mại.
Tiệm bánh tại nhà có thể một vài chứng nhận thực phẩm. Ngoài ra, bảo hiểm và quyền sẽ cần thiết, giống như các loại hình kinh doanh khác.
Một tiệm bánh tại nhà cần nhiều hoạch định giống như kinh doanh tại khu phố sầm uất vậy. Bao gồm thông tin về chi phí bắt đầu, phân tích chi phí và chi phí để vận hành kinh doanh theo kế hoạch.
Thiết lập mục tiêu rõ ràng cho doanh nghiệp và cố gắng đạt được chúng.
Bạn cần cân nhắc các con số tài chính (gồm chi phí bắt đầu), doanh thu và chi phí dự kiến của mình và ước tính sẽ mất bao lâu mới có lợi nhuận.
Rồi nghĩ tới việc đặt tên cho tiệm bánh và nhãn hàng bạn chọn để nhận dạng hàng hóa, dịch vụ. Đảm bảo là chúng không giống với bất kỳ điều gì mà trước đây từng được dùng hoặc đăng ký.
Bạn cần biến mình lên kế hoạch bán cho ai để có thể định hướng cho việc quảng cáo và marketing theo sau. Hãy quyết định ai là khác hàng lý tưởng của mình và cố gắng bán sản phẩm cho họ.
Với tiệm bánh, khách hàng mục tiêu hẳn nhiên sẽ là những người trong khu vực bạn sống. Nếu bạn sống ở khu vực đông dân cư, bạn có thể muốn thay đổi theo họ.
Nếu bạn sống trong một khu vực đầy dân nhập cư, bạn nên cân nhắc chuyên biệt hóa theo những khẩu vị khác nhau.
Thử nghĩ ra những mẹo làm cho tiệm bánh của bạn khác biệt so với những tiệm khác. Bạn cần cách thực làm cho tiệm của mình nổi bật. Có thể cách của bạn liên quan tới bánh bạn làm và phục vụ, hoặc liên quan tới không khí tại tiệm bánh của bạn.
Dù là gì, hãy giữ lại chút nguyên bản cho nó. Hãy thử cung cấp những loại bánh mới, khác biệt hoặc đặc biệt theo cách nào đó. Điều này có thể mang lại cho bạn chút lợi thế cạnh tranh trong ngành bánh.
Để vận hành tiệm bánh tại nhà thành công, bạn cần làm cho sản phẩm luôn có sẵn với khách hàng. Bạn cần thiết lập một khu vực trưng bày sản phẩm và cho phép khách hàng vào xem và mua.
Bạn cũng có thể hỏi một số cửa hàng địa phương liệu họ có quan tâm tới việc bán bánh không, hoặc tham gia vào hội chợ ẩm thực địa phương để bạn có nơi bán sản phẩm của mình.
Khách hàng có thể muốn thử cái mới, nhưng thứ khiến họ tiếp tục quay lại sẽ chất lượng sản phẩm ổn định.
Việc thử những công thức mới và cung cấp những mẻ bạn mới với cùng tên sẽ làm tổn thương việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn thử nghiệm công thức, hãy đảm bảo là quảng cáo chúng khác với công thức bình thường.
Ví dụ, bạn có thể bán bánh quy làm lạnh thay vì sử dụng bánh quy thông thường để đặt lên trên bánh.
Để mở tiệm bánh thành công, bạn cần có đủ mọi thiết bị và vật tư cung ứng cần thiết. Hãy cân nhắc mua các mặt hàng second hand ở các cửa hàng đồ cũ để giảm bớt chi phí ban đầu.
Đảm bạo bạn mua đủa các loại chảo, tô, khuôn làm bánh, muỗng và máy xay.
Bạn cũng cần lò nướng bạn, tủ lạnh.
Để vận hành tiệm bánh trôi chảy, bạn cần đảm bảo mình có những nhà cung ứng vật tư và nguyên liệu đáng tin cậy. Hãy cân nhắc mua sỉ các nguyên liệu từ chợ địa phương. Đây là phương án rẻ hơn so với mua từ siêu thị và thường có nhiều nguyên liệu chất lượng hơn.
Tiết kiệm chi phí cho nguyên liệu mà không hy sinh chất lượng là đặc biệt quan trong lúc ban đầu vì bạn có ít vốn.
Nhớ là so sánh giá giữa các nhà cung ứng khác nhau để bạn có mức giá phù hợp với khả năng của mình.
Để bánh được tươi nguyên, bạn cần tạo ra hệ thống ko cho sản phẩm và vật tư cung ứng. Không có yếu tố quan trọng này, vật tư cung ứng của bạn có thể bị hư thối, làm cho sản phẩm có chất lượng không như kì vọng.
Bạn cần một tủ lạnh cỡ lớn để bảo quan những sản phẩm để qua ngày như sữa, kem, bơ và trứng.
Bạn cần một nơi an toàn để bảo quan thành phẩm để không bị ôi thiu mốc hỏng.
Có thể có nhiều tiệm bánh mà bạn phải căng sức ra cạnh tranh. Đừng bỏ quên quảng cáo và marketing. Hãy đầu tư cho những thợ chụp chuyên nghiệm và công ty quảng cáp. Nỗ lực quảng cáo của bạn có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới thành công của doanh nghiệp.
Quảng cáo tốt nhất đối với công ty mới luôn là truyền miệng. Nhưng để thu hút những khách hàng đầu tiên lan tỏa tin tốt về bạn, bạn cần chi tiết cho quảng cáo.
Nếu bạn có tiệm bánh, bạn sẽ cần quảng cáo công ty của bạn ở địa điểm thực tế (nhà bạn). Hãy cân nhắc đặt một biển hiệu với tên công ty, thậm chí là làm biển lớn hơn để cạnh nhà.
Kiểm tra các yêu cầu pháp lý đối với việc đặt biển hiệu tại khu vực của bạn. Nhiều khu vực có quy định đặc biệt đối với kinh doanh tại nhà đấy.
Một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng mới vào tiệm bánh là đưa ra coupon giảm giá.
Bạn có thể liệt kê chúng trong tờ báo địa phương hoặc tạo quảng cáo online có bao gồm mã giảm giá. Nó sẽ thu hút khách hàng của bạn bước vào và thử sản phẩm của bạn.
Cân nhắc đưa ra khuyến mãi “Mua 1 tằng 1” hoặc “Giảm 50%” cho lần mua đầu.
Internet là công cụ quảng cáo hiệu quả cho doanh nghiệp nếu được sử dụng hợp lý. Hãy cân nhắc tạo trang Facebook cho tiệm bánh của mình. Nhờ bạn bè like trang và lan tỏa về bạn ra ngoài.
Nhớ đăng những tấm ảnh của những chiếc bánh ngọt ngào để thu hút nhiều khách hàng đến với cửa hàng của bạn nhé.
Nguồn: Wikihow
Đây là những gì tôi học được về cách tính markup (lợi nhuận mong muốn) và margin (biên lợi nhuận) cho doanh nghiệp / cửa hàng bán lẻ
Đối với các nhà bán lẻ, đôi khi điều lo lắng nhất không phải là thiếu vắng các đơn hàng thường xuyên, mà lại là sự mất kiểm soát thông tin về các đơn hàng cần bổ sung thêm hàng tuần. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo các nguồn dữ liệu bổ sung…
Một bảng hiệu bán lẻ tuyệt vời phải thu hút được sự chú ý của khách hàng. Nó giống như một tiêu đề email, một tựa tờ báo đủ cuốn hút để người nhận phải mở ra đọc hay một bìa tạp chí đủ thú vị để mọi người phải bỏ tiền ra mua. Dưới…
Mỗi khi ai đó thân chinh tới trung tâm mua sắm vì một cái áo hay cuốn sách, người đó chứng kiến bán lẻ trong thực tế. Còn bán hàng trực tiếp, ngược lại, xảy ra ở quy mô nhỏ hơn.
Độc quyền đề cập tới tình huống mà một nhà bán lẻ là người duy nhất được phép bán lại một hàng hóa cụ thể của nhà cung cấp.
những điều căn bản của kinh doanh bán lẻ thành công vẫn tùy thuộc vào khả năng hiểu những gì khách hàng muốn và cần, và đề xuất nó 1 mức giá hợp lý