• 03/12/2019

Các cửa hàng bán lẻ lớn thường bố trí hàng hóa theo danh mục để giúp khách hàng tìm được cái họ muốn nhanh và dễ dàng. Các cửa hàng bán lẻ cần nhà quản lý chịu trách nhiệm duy trì hàng hóa trưng bày và giám sát nhân viên.

Nhìn chung, các quản lý bộ phận bán lẻ đảm nhận vị trí với một ít kinh nghiệm quản lý bán lẻ và kiến thức sản phẩm liên quan. Quản lý toàn hệ thống có thể xác định một nhà quản lý bộ phận làm việc tốt ra sao bằng cách xem các báo cáo lãi lỗ.

Trưng bày hàng hóa và Bảo trì

Các quản lý bộ phận bán lẻ tổ chức và duy trì trưng bày hàng hóa tại cửa hàng theo kế hoạch trưng bày hàng hóa đã duyệt.

Trưng bày hàng hóa
Trưng bày hàng hóa

Quản lý tại quận và khu vực sẽ đánh giá bộ phận, cửa hàng và nhà quản lý cửa hàng đó dựa trên việc bộ phận bán lẻ tuân thủ các kế hoạch của công ty có sát sao hay không.

Các quản lý bộ phận có sự linh hoạt trong việc trưng bày các mặt hàng mới hoặc mặt hàng được gửi đến cửa hàng để bán nhanh. Nhà quản lý sẽ tạo ra các hình thức bắt mắt để bán được sản phẩm.

Kiểm soát tồn kho

Các cửa hàng bán lẻ nhận hàng hóa trưng bày từ kho hàng công ty hoặc trực tiếp từ nhà cung cấp.

Kiểm soát tồn kho hàng hóa
Kiểm soát tồn kho hàng hóa

Một số nhà quản lý bộ phận bán lẻ chịu trách nhiệm kiểm tra đầu vào hàng hóa và ghi lại hóa đơn ở bước trong quy trình của cửa hàng.

Đừng bỏ lỡ:  Bán âm: Làm gì khi không có hàng để bán?

Các quản lý bộ phận bán lẻ hoặc sẽ thực hiện kiểm kho liên tục hoặc kiểm kho hàng năm.

Quản lý bộ phận bán lẻ còn chịu trách nhiệm ngăn trộm cắp hàng hóa từ nạn trộm vặt và hàng hóa phải có đúng tag giá.

Bảng thông tin hàng giảm giá

Bảng thông tin giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm và quản lý bộ phận phải đảm bảo bảng thông được đặt ở nơi dễ thấy trên toàn bộ khu vực phụ trách.

Bảng thông tin hàng giảm giá
Bảng thông tin hàng giảm giá

Khi các mặt hàng được bày bán, quản lý bộ phận phải đặt bảng thông tin để cho khách hàng biết rằng họ có thể mua sản phẩm ở mức giá được giảm.

Nhà quản lý bán lẻ đôi khi phải giao lại nhiệm vụ làm bảng thông tin cho nhân viên và đi kiểm tra 1 vòng để xác nhận xong xuôi trước khi mở bán.

Quản lý bộ phận theo dõi bảng thông tin suốt thời gian bán hàng, cất đi khi bán hết hàng và chuyển các bảng chưa được dùng trở vào nơi dễ quản lý.

Dịch vụ khách hàng

Hàng mớ các trách nhiệm chăm sóc khách hàng cũng được giao cho nhà quản lý bộ phận bán lẻ bởi mức độ tham gia của họ trong hoạt động vận hành của cửa hàng biến họ thành người uyên bác nhất về hoạt động của bộ phận.

Dịch vu khách hàng
Dịch vu khách hàng

Các nhân viên bán hàng dựa theo chỉ thị của nhà quản lý bán hàng để thông báo cho khách hàng biết khi nào hàng đã bán hết sẽ được nhập về.

Một số quản lý bộ phận bán lẻ còn xử lý than phiền từ khách hàng và được trao quyền tự đưa ra biện pháp dựa trên danh nghĩa của cửa hàng.

Đừng bỏ lỡ:  Độc quyền nhóm trong thị trường bán lẻ

Huấn luyện

Quản lý bộ phận bán lẻ huấn luyện nhân viên các trữ hầng, quản lý thẻ, khuyến khích khách hàng và nhận những đơn hàng đặc biệt.

Huấn luyện đội ngũ
Huấn luyện đội ngũ

Một số cửa hàng bán lẻ thuê nhân viên toàn thời gian để làm việc trong các bộ phận, chẳng hạng như hàng cứng và hàng mềm, và các cửa hàng xoay tua nhân viên dựa trên nhân sự sẵn có.

Tuynhiên, một nhân viên toàn thời cũng cho phép quản lý bộ phận chuyển giao nhiều trách nhiệm hơn, nhờ vậy mà có thể đảm đương một số căng thẳng liên quan tới vị trí áp lực cao.