• 20/02/2021

Là một nhân viên bán hàng, có bao giờ bạn tự hỏi: “Làm sao để bán được hàng? Thậm chí là bán hàng nhiều hơn cả bán được?”. Chắc chắn là có! Về lý thuyết và cả thực tế, chỉ cần bạn bán bất cứ một thứ gì sẽ có người mua thứ đó (cung sinh cầu) và ngược lại. Khi bạn cần mua một món nào, chắc chắn ”đâu đó” sẽ có người người bán món này (cầu sinh cung).

Thế nhưng bán được hàng chưa chắc là thành công. Có 2 vai trò (cũng là nhiệm vụ) chính của bán hàng:

  • Bán được nhiều hàng HƠN
  • Luôn luôn bán được hàng

Để được công nhận là ”bán giỏi”, ít nhất bạn phải làm được 1 trong 2 việc trên. Cái bạn cần là kỹ năng & rèn luyện kỹ năng bán hàng.

Giờ tôi sẽ bày cho bạn…

4 Nguyên tắc bán hàng giúp bạn bán được và bán nhiều hàng hơn

#1 – Có sáng kiến riêng của bản thân

Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất: Luôn luôn sáng tạo các phương pháp tiếp cận khách hàng, chào hàng, giới thiệu sản phẩm… thậm chí phải sáng tạo nụ cười.

Sáng tạo khi bán hàng
Sáng tạo khi bán hàng

Trong quá trình sáng tạo, bạn ghi nhớ nằm lòng 2 điều dưới đây, lấy nó làm kim chỉ nam cho tất cả những gì mà bạn ”chế” ra.

Thứ nhất, Khách hàng không mua sản phẩm mà khách hàng trả tiền để mua giá trị của sản phẩm đó mang lại.

Ví dụ:

  • Khách hàng không mua ly cafe đá, họ trả tiền cho cảm giác tỉnh táo, cho không gian thích hợp khi muốn thư giản hoặc trao đổi với người khác.
  • Khách hàng không trả tiền để mua chiếc điện thoại iPhone đắt tiền mà họ trả tiền cho sự đẳng cấp, sự trải nghiệm công nghệ….
  • Khách hàng không mua thuốc cảm, họ trả tiền cho sự hồi phục về sức khoẻ.

Thứ hai, người bán phải xác định được cái gì người mua MUỐN hoặc CẦN. 

Sau đó trình bày CHO BẰNG ĐƯỢC những giá trị của sản phẩm, lý do mà nó đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Ví dụ:

Khi khách hàng hỏi mua Samsung Galaxy S9, dù ”phong ba bão táp” đến đâu đi nữa, việc đầu tiên là bạn phải tìm hiểu tìm hiểu khách hàng mua để làm gì:

  • Mua cho bằng bạn bằng bè – Bạn nên tấn công bằng câu: “Em thấy cái này nhiều người giống như anh ưu chuộng lắm. Rất phong cách.”
  • Mua phục vụ công việc – Bạn nên tấn công bằng câu: “Em thấy anh chọn cái này là đúng. Rất tiện cho những người đi làm giống như anh.”
  • Mua đơn giản là để trãi nghiệm công nghệ – Bạn nên tấn công bằng câu: “S9 thì khỏi nói rồi, em thấy hơn hẳn các mẫu khác của Samsung anh ạ. Ứng dụng chạy rất mượt mà. Anh dùng là thích ngay.”

Tóm lại, luôn luôn suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ vì xét cho cùng kết quả của việc bán hàng được quyết định bởi cách nghĩ và hành động thông minh chứ không phải “cần cù và đeo bám”

“Nghĩ đúng điều đúng + Làm đúng điều đúng = ½ của thành công” ~ Khuyết danh

#2 – Có kế hoạch cụ thể trước khi hành động

Khi bạn làm bất kỳ một công việc gì cũng đều phải có kế hoạch. Việc ghi chép sẽ giúp bạn hoạch định và hình dung ra được các phương án tối ưu nhất.

Có kế hoạch khi bán hàng
Có kế hoạch khi bán hàng

Ví dụ: Bạn đang làm ở công ty môi giới địa ốc, sếp giao cho bạn một khách hàng tiềm năng và yêu cầu bạn bán được một căn hộ cho khách hàng.

Các bước bán hàng giúp bạn dễ dàng bán được căn hộ:

  • Bước 1: Xác định xem khách hàng có bao nhiêu tiền ^_^ (bước này phải được thực hiện trước buổi gặp mặt với khách hàng)
  • Bước 2: Lập danh sách các căn hộ trong ”phạm vi chi tiêu của khách hàng”
  • Bước 3: Liên hệ, và hẹn khách đi xem sản phẩm. Ở bước này chú ý dùng kỹ năng để đoán xem sở thích nhà ở của khách hàng là như thế nào để chuẩn bị cho bước 4.
  • Bước 4: Sàng lọc lại danh sách các căn hộ dự định giới thiệu nếu cần thiết sau khi đã có thông tin “quý báo” ở bước 3, lập lộ trình đi tham quan thuận tiện nhất.
  • Bước 5: Dự kiến sẽ dừng lại bao nhiêu PHÚT ở căn hộ nào và nói bao nhiêu CÂU thì vừa đủ. Đừng chia đều thời gian nhé. Tập trung ở những căn hộ ”tiềm năng” và lướt qua ở những căn hộ ”dẫn dắt ý tưởng”.
  • Bước 6: Có mặt ở điểm hẹn trước khách hàng 5 phút
  • Bước 7: (Xin dành cho các bạn tiếp tục phát triển kế hoạch hành động của chính bạn)

Mục đích của kế hoạch là giúp bạn tiết kiệm thời gian, chủ động hoàn toàn công việc để tự tin đạt được mục tiêu mà mình đề ra.

#3 – Biết rõ mình đang bán cái gì

Không cần nói, cũng biết các bạn hoàn toàn đồng ý với tôi ở điểm này. Không bao giờ bán được hàng nếu bạn chưa biết thứ đang bán là cái gì và sản phẩm được sử dụng như thế nào trong thực tế.

Biết rõ mình đang bán cái gì
Biết rõ mình đang bán cái gì

Thông thường thông tin về sản phẩm chia ra 2 phần:

  • Đặc tính sản phẩm bao gồm thành phần cấu tạo, chất lượng, màu sắc, kiểu dáng…
  • Công dụng/lợi ích của sản phẩm.

Ví dụ:

Laptop đưa lại cho khách hàng những tiện ích rất rõ ràng trong công việc cũng như học tập và nhu cầu giải trí. Nhưng ngoài kiểu dáng và màu sắc thì khách còn quan tâm đến gì nữa không?

Chất lượng sản phẩm đó như thế nào? Chế độ BH ra sao? Các chương trình khuyến mãi đi cùng sản phẩm.

Người bán hàng cần nắm rõ tất cả thông tin đó để sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi thắc mắc của khách hàng.

Nắm rõ toàn bộ thông tin sản phẩm, ưu nhược điểm & giá trị đem lại của sản phẩm thì khả năng thuyết phục khách hàng sẽ cao hơn.

Cứ mỗi lần ngập ngừng 1/2 giây khi trả lời cho khách hàng về sản phẩm, xem như bạn mất đi 10% cơ hội bán hàng

s3co.vn

#4 – Không có cái đầu lạnh, nhưng trái tim phải nóng

Có một câu chuyện như thế này.

Khi một vị khách bước vào cửa hàng điện thoại di động lớn, người bán hàng đi tới và hỏi:

– “Em có thể giúp gì cho anh không ạ!”

– “Ở chỗ mình có bán máy giặt không em?” – Vị khách trả lời bằng một câu hỏi.

Nếu bạn là người bán hàng trong tình huống này, bạn xử lý như thế nào ?

Không chậm trễ người bán hàng nói – “Dạ không có anh ạ! Cửa hàng em chỉ bán điện thoại di động. Có trung tâm điện máy cách đây 2 ngã 4, anh có thể tìm mua được máy giặt ở đó”.

Vị khách cám ơn rồi quay bước. Bạn không bán được cái gì cả, đương nhiên rồi! Nhưng nếu như khi bạn bè hay người thân cần mua điện thoại, khả năng ông ta giới thiệu về cửa hàng của bạn là rất cao. Vì sao? Đơn giản vì bạn đã tạo được ấn tượng tốt với khách hàng.

Để tạo được ấn tượng bạn cần có sự say mê: say mê giới thiệu sản phẩm, say mê giải đáp thắc mắc khách hàng không những về sản phẩm và dịch vụ bạn đang kinh doanh mà là tất cả các vấn đề trong xã hội, cuộc sống, giáo dục, gia đình…

Không chỉ bán hàng, bạn còn bán cả sự nhiệt tình
Không chỉ bán hàng, bạn còn bán cả sự nhiệt tình

Bí quyết để nuôi dưỡng say mê của người bán hàng thực thụ là 2 chữ “nhiệt tình”. Đừng ngại ngần trước bất cứ tình huống nào.

Bài viết trên là kiến thức và kinh nghiệm mà người viết thu thập qua quá trình tự tìm hiểu cũng như làm việc trong “nghề” bán hàng.

Còn rất nhiều thiếu sót nên rất mong nhận được góp ý điều chỉnh của bạn đọc bằng cách comment theo hộp thoại Facebook dưới đây.

Lê Minh Linh Sơn – S3co.vn