Cách tính Markup và Margin trong lĩnh vực bán lẻ
Đây là những gì tôi học được về cách tính markup (lợi nhuận mong muốn) và margin (biên lợi nhuận) cho doanh nghiệp / cửa hàng bán lẻ
Đã bao giờ bạn mua hàng trực tuyến và có thắc mắc như thế này?
Gần đây tôi có đặt hàng trên một trang web kinh doanh sách trực tuyến, tôi chưa quyết định mua ngay vì muốn chọn thêm vài quyển giao 1 lần cho tiện. Khoảng 4 ngày sau tôi đăng nhập lại, kiểm tra các cuốn sách mình đặt và tiến hành thanh toán.
Trong đơn hàng của mình, tôi phát hiện một cảnh báo rằng quyển sách mình đặt mua đã hết, thông báo yêu cầu tôi xoá nó ra khỏi danh sách đặt hàng.
Do chuyên tư vấn sử dụng phần mềm quản lý kho và bán hàng cho khá nhiều người kinh doanh, tôi tự hỏi: “Họ đã cập nhật số liệu tồn kho này bằng cách nào? Mất bao lâu để hoàn thành việc đó?”
Việc thông báo cho người mua món hàng nào đó đã hết là điều không quá khó khăn, bạn có thể làm được thông qua việc thiết lập trong trang quản trị của website, vấn đề quan trọng là những con số liên quan đến tồn kho được kiểm tra và cập nhật ra sao.
Theo kinh nghiệm của mình, tôi nhớ lại những hệ thống bán hàng online được tổ chức tương tự.
Ở đó, tầm quan trọng của việc cập nhật liên tục số lượng từng mặt hàng lên trang chủ sẽ giúp việc kinh doanh bán lẻ đạt hiệu quả cao, ghi điểm trong mắt khách hàng.
Điều đó tránh giảm uy tín trong một số trường hợp thông tin phản hồi không chính xác dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu Khách hàng như trước đó đã xác nhận, hay như một cách để trả lời cho câu hỏi “Còn hàng hay không?” của Khách hàng.
Đồng thời, nếu cửa hàng của bạn được tổ chức thành chuỗi, việc cập nhật số lượng ở từng nơi cũng rất quan trọng đối với việc tìm kiếm thông tin của Khách hàng.
Đôi khi, người kinh doanh quên hẵng đi điều quan trọng này (có lẽ nhu cầu cũng chưa phát sinh), hoặc họ cũng sẽ thực hiện, nhưng lại chưa đủ để mang lại hiệu quả rõ ràng cho họ.
Thông thường, việc cập nhật số lượng lên website được thực hiện liên tục mỗi ngày (thường là cuối ngày) và do một nhân sự nào đó trong bộ máy đảm trách.
Quy trình rất đơn giản:
Có vấn đề gì không? Có lẽ không.
Nhưng cho tôi hỏi: “Bạn nghĩ mất bao nhiêu thời gian để thực hiện việc cập nhật số lượng này? Bạn có đảm bảo số liệu được cập nhật chính xác 100% từ ngày này đến ngày khác?”
Rất nhiều lần, họ phải sử dụng nhiều hệ thống hay phần mềm khác nhau để thực hiện toàn bộ quy trình này.
Trên thực tế, việc sử dụng các hệ thống khác nhau là khá phổ biến, bạn hiếm khi tìm được một hệ thống giúp bạn thực hiện xuyên suốt tất cả những gì tôi mô tả.
Việc kết hợp chúng với nhau phụ thuộc vào những nhà cung cấp hệ thống đó cho bạn. Điều này dường như là không thể.
Ngoài những hệ thống riêng lẻ như tôi mô tả, bạn sẽ còn đối mặt với một vài hệ thống nhỏ khác như quảng bá / giới thiệu sản phẩm, nhận đơn đặt hàng, quản lý thông tin khách hàng, tổng hợp báo cáo kinh doanh, đơn hàng COD (trả tiền khi giao hàng)…
Đôi khi chúng tách rời nhau, đôi khi gắn liền nhưng theo một giới hạn nào đó.
Làm thế nào bạn giải quyết những vấn đề này chỉ bằng 1 hệ thống duy nhất?
Hy vọng bạn có cùng góc nhìn với tôi về những vấn đề trên đây, điều này rất phổ biến và biết đâu bạn sẽ gặp phải khi làm kinh doanh.
Trong bài tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về giải pháp kinh doanh bán lẻ mà S3 đang phát triển giúp bạn giải quyết một lần những vấn đề trên.
Đây là những gì tôi học được về cách tính markup (lợi nhuận mong muốn) và margin (biên lợi nhuận) cho doanh nghiệp / cửa hàng bán lẻ
Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm là một cuộc phiêu lưu mới và hấp dẫn đáng dấn thân. Bạn có thể phải dành thời gian để xây dựng một tổ chức, nhưng sau cùng nó thực sự xứng đáng. Đảm bảo rằng bạn tìm được một ngách thị trường mà mình đam mê, lên…
Đối với các nhà bán lẻ, đôi khi điều lo lắng nhất không phải là thiếu vắng các đơn hàng thường xuyên, mà lại là sự mất kiểm soát thông tin về các đơn hàng cần bổ sung thêm hàng tuần. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo các nguồn dữ liệu bổ sung…
Nếu bánh bạn làm nhận được đánh giá tích cực và bạn yêu thích việc liên tục ra nhiều công thức và sản phẩm mới, thì mở tiệm bánh sẽ là công việc kinh doanh mang nhiều lợi nhuận và sảng khoái cho bạn. Nó liên quan nhiều tới việc vận hành một doanh nghiệp…
Khi nói tới việc mở shop quần áo, thì lên kế hoạch và chuẩn bị chính là mấu chốt. Bạn cần phát triển một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ, tìm một vị trí tốt để thiết lập shop, và tìm nguồn hàng với giá phù hợp. Mặc dù nghe có vẻ hơi nhiều lúc…
Có nhiều thứ cần cân nhắc khi quyết định mở một tiệm bánh, nhưng với một kế hoạch kinh doanh chu đáo, bạn sẽ sớm đi tạo ra một doanh nghiệp tại nhà thành công.