• 28/09/2015

Social Marketing đơn giản là phương pháp để lan truyền thông điệp của bạn hoặc công ty bạn trên mạng xã hội, nhằm tạo ra những tương tác và động lực để khách hàng tương tác với bạn như: click, dẫn link đến website, gọi điện thoại cho bạn để hỏi về sản phẩm/dịch vụ; hoặc đơn giản chỉ để khách hàng nhớ bạn là ai, đang làm gì.

Nhưng chia sẻ trên mạng xã hội không có nghĩa bạn chỉ sao chép đường dẫn hay bấm nút “share”, bởi điều đó không đủ hấp dẫn để khiến người đọc tương tác với nội dung bạn chia sẻ.

Cũng như khi đọc báo “online”, bạn đọc thấy một tựa đề tối nghĩa, không dẫn dắt khơi gợi được một nội dung bên trong, chắc chắn bạn sẽ có thiên hướng bỏ bài báo đó.

Một tựa đề có kèm lời dẫn chuyện hấp dẫn (thuật ngữ chuyên ngành gọi là chapeau), sẽ khiến người đọc dễ dàng bị lôi cuốn vào phần nội dung bạn mong họ nắm bắt.

Vì vậy, bí quyết để tăng hiệu quả lan truyền của Mạng xã hội (Social network), chính là hãy đưa ra thông điệp về nội dung muốn phát tán dưới dạng một Sa-pô (Chapeau) hấp dẫn!

Tôi muốn dẫn ra một câu chuyện để minh họa trực quan hơn về vấn đề này.

Mọi người có thể thấy nội dung gốc trên Facebook Fanpage dưới đây, hàm nghĩa gởi thông điệp vào tư duy người đọc rằng: “có một phần mềm quản lý bán hàng có thể ứng dụng để quản lý những cửa hàng bán thức ăn nhỏ bé như của chị chủ quán trong bài”.

CDg8oJ5UIAAbDFk


Điều này tương tự như phần nội dung trên website hoặc trên một blog nào đó, mà bạn muốn dẫn người đọc về từ các kênh mạng xã hội khác nhau.

Ở đây tôi phát tán qua 3 kênh social cá nhân mà tôi có là Facebook, Linkedin, Twitter.

Với Facebook

Nếu bạn copy toàn bộ bài viết để đưa lên, người đọc sẽ có xu hướng đọc luôn tại status của bạn mà không đọc vào link bạn muốn người ta đến. Bởi thế, tôi dùng chapeau với nội dung như sau:

CDg_SObVAAEfV3s

Ở đây, bạn phải lưu ý, rằng đối tượng trên Facebook thường sẽ là bạn bè của bạn, những người chấp nhận đọc mọi thể loại tâm sự hỉ nộ ái ố của bạn, nên việc bạn sử dụng phong cách ngôn ngữ đời thường (casual) sẽ dễ được họ chấp nhận nhất.

Chapeau dùng trên Facebook chỉ cần khoảng 200 ký tự là đủ.

Với Linkedin

Tôi không dùng thủ thuật “share an update”, mà sử dụng tính năng “Publish a post”.

Đơn giản là copy toàn bộ nội dung gốc lên bài blog của Linkedin, kèm theo một dòng dẫn đơn giản ở cuối bài: “Nguồn: http://www.s3co.vn”.

Với thủ thuật này, trong phần Notification của toàn bộ các tài khoản liên kết đến Linkedin của tôi sẽ nhận được thông báo như sau:

CDhBvHiUIAEnRD_

Bởi các đối tượng trên Linkedin có tính chất “thanh niên nghiêm túc”, đang làm việc chuyên nghiệp, trình độ học vấn cao hơn giới bình dân, nên họ có xu hướng thích các bài viết về học thuật, kỹ thuật hoặc chia sẻ kinh nghiệm thực tế.

Việc tận dụng luôn title của bài viết như một chapeau có các từ tương tác mạnh với các đối tượng này như “case study”, “ứng dụng”, sẽ dễ khiến họ quan tâm.

Chapeau ở trên Linkedin cũng chỉ cần khoảng 200 ký tự , còn title bài cần tinh gọn, đừng để hiển thị thành 2 dòng.

Với Twitter

Trong phạm vi đất nước hình chữ S này, đây chưa là thế lực đáng kể, nhưng nó tiềm tàng sức mạnh khủng khiếp chỉ chờ thời khắc để bùng nổ.

Nên nếu bạn muốn làm social “ra ngô ra khoai”, thì Twitter là một cánh cửa không thể bỏ qua. Và tôi đã tweet như thế này:

CDhOWF5VAAAqAux

Điểm mạnh của Twitter, là kỹ thuật “cô đọng lời nói”.

Nguyên tắc vàng là bạn không thể tweet quá 140 ký tự, và sẽ mất thêm 13 ký tự nếu có kèm một ảnh.

Nên, một câu tweet hoàn hảo sẽ có độ dài bằng (title + chapeau)/2; đồng thời phải thỏa mãn được cả 2 vai trò cả title lẫn chapeau, thành một tựa đề đủ dài để làm luôn câu dẫn chuyện.

Điểm độc đáo, là khi hoàn thành một câu tweet chuẩn (vừa khớp 140 ký tự), bạn lại sẽ thấy nội dung trình bày đã trở nên rất súc tích cô đọng. Do đó, bạn hãy tập tweet như chưa bao giờ được twist.

Mẹo: Để làm tweet hay cho việc quảng bá bài viết, bạn hãy bắt đầu bằng câu chapeau hoặc một lời dẫn truyện của chính bạn. 99% các câu đó sẽ dài hơn 140 ký tự. Không sao, bạn chỉ cần tiếp tục xóa đi các câu chữ dư thừa, các dấu câu không cần thiết và tìm từ tương đồng có lượng ký tự ít hơn.

Share là cả một nghệ thuật, và để thành công với Social Marketing, bạn phải là một nghệ sĩ.