• 05/04/2021

Bạn kinh doanh, buôn bán nhỏ thôi như tạp hoá chẳng hạn, vậy bạn sẽ làm gì để phát triển công việc kinh doanh đó của mình, bán nhiều hơn, lợi nhuận cao hơn?

Thông thường bạn sẽ kết thúc mỗi ngày bằng việc cộng sổ, hoặc nếu có phần mềm, thì có thể nhanh chóng mở lên rồi xem. Nhưng rồi, bạn có biết trong hàng đống dữ liệu tuôn ra từ phần mềm, bạn nên nhìn vào đâu ngoài những con số bình thường như doanh số, doanh thu, hàng hoá trong kho?

Nếu bạn kết thúc chỉ với những con số đó, công việc kinh doanh của bạn tất nhiên vẫn như cũ, nhưng khả năng phát triển của nó sẽ khá làm chậm.

Bạn là cửa hàng tạp hoá, bạn biết mình phải cạnh tranh với cửa hàng (Bách Hóa Xanh chẳng hạn) cách chỗ mình có mấy căn thôi, và có vẻ như họ đang làm gì đó mà khách hàng đang ngày càng đông hơn mình.

Tạp hóa cần làm gì để thay đổi tình hình?

Bạn chỉ còn cách nhìn vào những gì đang hiệu quả và những gì không để mà có phương án thay đổi mà thôi.

Nhưng là một chủ cửa hàng tạp hoá, bạn làm quái gì có khả năng phân tích cao siêu như chuyên gia chứ.

Đừng bỏ cuộc!!! Cửa hàng tạp hóa thành công đều có một điểm chung là biết hỏi những câu hỏi đúng và câu trả lời sẽ tạo nên khác biệt.

5 Câu hỏi cửa hàng tạp hóa cần trả lời… MỖI NGÀY

Câu 1: Hôm nay có nhiều giao dịch không?

  • Các giao dịch diễn ra vào thời điểm nào trong ngày?
  • Có bao nhiêu đơn hàng? Doanh số thu về là bao nhiêu? và
  • Lợi nhuận ngày hôm nay ra sao?

Thông thường, việc tính toán lợi nhuận của các cửa hàng tạp hoá truyền thông tương đối thủ công, thường được thực hiện cuối mỗi ngày nếu có thể, còn khi bận quá, viêc tính toán này cũng có khi kéo đến cả tuần, hoặc 2 tuần 1 lần.

Hôm nay có bao nhiêu đơn hàng?
Hôm nay có bao nhiêu đơn hàng?

Thêm vào đó, do việc ghi nhận các giao dịch đôi khi có thiếu sót hoặc sai, nhầm con số, dẫn đến việc tính toán lợi nhuận cũng tương đối chính xác mà thôi.

Ngoài ra, do tạp hoá thường hay thiếu người bán hàng, đôi khi có thể là nhân viên từ hãng cử xuống để làm marketing, nên trong những giờ cao điểm, khách mua nhiều mà lại thiếu nhân viên, thì có thể làm trải nghiệm khách mua hàng không tốt.

Vì vậy, việc để ý đến những con số này mỗi ngày là cần thiết, chỉ khác ở chỗ bạn được cung cấp sẵn nếu sử dụng phần mềm mà thôi.

Câu 2: Sản phẩm nào bán chạy nhất?

Nếu nhận được câu hỏi “hôm nay bán sản phẩm nào chạy nhất?“, bạn sẽ trả lời thế nào?

Hoàn toàn cảm tính vì bạn chỉ kịp quan sát sản phẩm nào ra vô nhiều nhất, nhưng điều đó lại đôi khi thiếu chính xác.

Sản phẩm nào bán chạy nhất?
Sản phẩm nào bán chạy nhất?

Sở dĩ câu hỏi này quan trọng là vì thiếu hụt hàng trong kho là vấn đề đang quan ngại, khi khách hàng dễ dàng tìm thấy một cửa hàng khác nếu như bạn đã hết sản phẩm đó.

Thấy sản phẩm nào đó bán chạy và nhanh chóng kiểm tra kho hàng xem sản phẩm đó có đủ để bán trong hôm nay hoặc những ngày sắp tới hay không là 1 việc QUAN TRỌNG.

Câu 3: Khách hàng nào mua nhiều nhất?

Đa phần cửa hàng tạp hoá ở VN sẽ bán cho khách vãng lai là chủ yếu, nên có thể bạn sẽ hỏi sao mình lại quan tâm tới con số này.

Khách hàng nào mua nhiều nhất?
Khách hàng nào mua nhiều nhất?
Nhóm khách hàng mua nhiều nhất
Nhóm khách hàng mua nhiều nhất

Thật ra vẫn còn một số ít khách hàng có thể mua hàng thường xuyên, đều đặn và có giá trị cao từ bạn.

Bạn có thể xây dựng mối quan hệ với những khách hàng này để tạo ra nguồn thu ổn định cho cửa hàng.

Điểm mấu chốt trong việc phát triển cửa hàng tạp hoá thành công là bạn phải tạo được nguồn doanh thu ổn định và dự đoán được mỗi tháng, từ đó làm bàn đạp để có kế hoạch tăng doanh thu.

Và tạo được mối quan hệ tốt với khách mua hàng chính là giải pháp cho câu hỏi này.

Với các khách hàng mua hàng thường xuyên, bạn có thể xem xét cho họ một mức giảm giá nào đó để khuyến khích việc mua hàng thường xuyên và liên tục.

Câu 4: Mỗi đơn hàng trung bình có bao nhiêu sản phẩm?

Nếu phải bán một lần nhiều sản phẩm cho khách hàng so với bán từng món nhiều lần, bạn chọn cách nào?

Số sản phẩm trên mỗi đơn hàng
Số sản phẩm trên mỗi đơn hàng

Hẳn là bán 1 lần nhiều món, đúng chứ? Vậy lợi thế của điều này là gì?

Đó là bạn chỉ tốn 1 lần để thực hiện giao dịch, thay vì thực hiện nhiều lần, nhưng giá trị đạt được so với thời gian bỏ ra cho thấy sự hiệu quả đáng kể.

Khi thấy số lượng sản phẩm trung bình thấp hơn mức kỳ vọng, bạn có thể lờ mờ đoán ra doanh thu thấp hay cao bằng cách nhân với giá trị trung bình mỗi đơn hàng.

Để tăng số sản phẩm trung bình trên mỗi đơn lên, bạn có thể áp dụng kỹ thuật bán chéo, đề nghị khách hàng mua những sản phẩm cùng loại hoặc cùng phục vụ một chức năng mà khách hàng quan tâm (thông qua sản phẩm đầu tiên được mua).

Tất nhiên đối với tạp hoá, việc bán chéo không dễ dàng cho lắm vì thường là khách vãng lai, không có nhu cầu được tư vấn, và các sản phẩm FMCG trong tạp hoá thường khá đơn giản.

Tuy nhiên không phải là không thể, chỉ cần bạn kiên trì cải thiện kỹ năng bán hàng, niềm nở với khách hàng, chắc chắn bạn sẽ có thể làm được.

Câu 5: Hàng còn hay thiếu? Cần nhập thêm mặt hàng nào?

Điều kỵ nhất khi bán tạp hóa là khách hỏi tới thì bảo không có hàng. Tất nhiên, bạn có thể gợi ý một mặt hàng tương tự để khách mua, nhưng trường hợp khách đồng ý lại không nhiều.

Hoặc họ sẽ đi tới 1 cửa hàng khác gần đó, hoặc bạn phải lúc nào cũng có sẵn hàng để bán cho khách. Hẳn bạn đã biết chọn hướng nào để tốt cho mình.

Đánh giá tình hình hàng hóa, có kế hoạch nhập hàng hợp lý
Đánh giá tình hình hàng hóa, có kế hoạch nhập hàng hợp lý

Nếu sử dụng phần mềm, thông thường bạn cần thiết lập mức tồn kho tối thiểu cho những mặt hàng quan trọng (bán chạy, khách hay hỏi) để khi số lượng sản phẩm chạm tới mức tối thiểu này hệ thống sẽ hiện lên cảnh báo để bạn sớm có kế hoạch nhập hàng.

Nguồn: S3co.vn