• 15/06/2019

Mở cửa hàng tạp hoá kinh doanh kiếm sống, dù là ngành nghề truyền thống, nhỏ lẻ, nhưng vẫn có những điều cần phải lưu tâm.

Chỉ bởi vì buôn bán tạp hoá, không phải tốn tiền cho quảng cáo, marketing mà vẫn có khách hàng đều đặn, nhưng không có nghĩa là không thể thất bại. Càng biết cách quản lý chặt chẽ, logic, cửa hàng của bạn càng có cơ hội thành công, phát đạt.

Hãy cùng xem qua các kinh nghiệm sau đây khi mở cửa hàng tạp hoá.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Chọn mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa

Mặt bằng kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Mặt bằng kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Nếu bạn lưu ý đến việc tăng lượng khách hàng tiềm năng trong công thức 5WAYS tăng trưởng cho cửa hàng tạp hoá, thì mặt bằng là rất quan trọng nếu bạn muốn có lượng khách tiềm năng và nguồn doanh thu đều đặn.

Một lợi ích khác từ việc có một mặt bằng thuận lợi, là khi có doanh thu bán hàng lớn và thường xuyên, bạn có cơ hội để thương lượng với nhà cung cấp để có chính sách lấy hàng, chiết khấu và công nợ có lợi cho mình.

Khi chọn mặt bằng, hãy chú ý:

  • Chọn khu vực đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn. Gần chợ càng tốt, vì chợ là nơi có lưu lượng người qua lại rất đông vào buổi sáng và chiều.
  • Khảo sát sơ bộ về mật độ dân cư, đối tượng dân cư, thu nhập, sở thích… để xác định mặt hàng kinh doanh. Quan sát những cửa hàng quanh đó bán cái gì, hàng nào bán chạy, cách phục vụ
  • Diện tích vừa đủ, vì cửa hàng của bạn sẽ bán rất nhiều mặt hàng nên không gian phải đủ lớn và thông thoáng.
  • Kí hợp đồng với bên chủ nhà, nên ký thuê dài hạn để hạn chế rủi ro về chi phí cố định này (nếu dùng mặt bằng nhà riêng thì càng tốt, đỡ tốn).
Đừng bỏ lỡ:  Khác biệt giữa Cửa hàng bách hoá và Cửa hàng tiện lợi

Trang thiết bị, nhân lực cho cửa hàng tạp hóa

Trang thiết bị khi mở cửa hàng tạp hóa
Trang thiết bị khi mở cửa hàng tạp hóa

Tối thiểu, bạn cần như sau:

  • Các kệ đỡ, giá treo để phân loại, tiết kiệm diện tích.
  • Kế hoạch thuê nhân viên nếu bạn cảm thấy cần thiết. Kĩ năng bán hàng chuyên nghiệp, hiểu biết về nhiều loại sản phẩm để tư vấn cho khách hàng

Nếu có vốn đầu tư dư dả, hãy mạnh dạn:

Nguồn nhập hàng

Tuỳ quy mô ban đầu mà bạn nên cân nhắc như sau:

  • Cửa hàng tạp hóa nhỏ thì nên bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống như nước, mắm, muối, mì chính, đường, thuốc lá, chè, bột giặt, sữa tắm, dầu gội…
  • Cửa hàng tạp hóa lớn hơn, cần nhập thêm các mặt hàng có thương hiệu uy tín, các sản phẩm chất lượng cao mà nhà nhà đều phải dùng như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp, rượu vang, mỹ phẩm…
  • Lưu ý tới số lượng nhập để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp.
  • Chọn hàng, bạn cần xác định số vốn đầu tư và khả năng quay vòng vốn của mình để biết nên nhập loại hàng nào
  • Chọn nhà cung cấp, thương lượng các điều khoản với nhà cung cấp có thể sẽ được nhập hàng trước, tiền trả sau theo đợt.

Lưu ý khác khi mở cửa hàng tạp hoá

  • Đa dạng hàng hóa, giá bán hợp lý, lấy lãi nhỏ tích lũy, tái đầu tư mở rộng cửa hàng sau này.
  • Lưu ý tới các mặt hàng tạp hóa sử dụng hàng ngày và nhanh hết như đồ gia vị, bột giặt, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng
  • Dù là tạp hoá nhỏ nhưng thái độ phục vụ chuyên nghiệp, niềm nở, thân thiện để tạo uy tín với khách vẫn rất quan trọng. Khi giao tiếp, phục vụ khách hàng, phải hết sức khéo léo, gần gũi để tạo mối liên hệ tốt.
  • Việc trưng bày hàng hoá cũng khá quan trọng. Hãy chọn cho mình cách thức trưng bày phù hợp nhất, hỏi người khác cảm nhận của họ về cách trưng bày, và đừng quên, lâu lâu hãy thay đổi cách trưng bày, một phần vì sự mới lạ, một phần vì biết đâu điều đó lại tạo ra hiệu quả bán hàng bạn chưa từng nghĩ tới (tất nhiên một cửa hàng tạp hoá to đùng thì việc này sẽ có chút khó khăn).
  • Bạn có thể tìm hiểu và trang bị cho mình một phần mềm quản lý kho, bán lẻ ngay ở giai đoạn này nếu có thể, tuy nhiên nếu bạn chưa có kinh nghiệm liên quan tới ứng dụng phần mềm thì lời khuyên của tôi là hãy tập làm quen với việc quản lý bằng sổ sách trước. Bạn cần thông thạo mọi ngõ ngách trong cách quản lý của mình, biết vấn đề nằm ở đâu, và hãy kinh doanh có lãi trước khi nghĩ đến việc sử dụng bất kỳ phần mềm nào.
Đừng bỏ lỡ:  Làm sao anh chị chủ tạp hóa, cửa hàng sữa giải phóng khỏi sự bận rộn?

Chúc bạn thành công và buôn bán có lãi.