Các hosting miễn phí để xây dựng website bán hàng online
Chi phí đăng kí hosting không phải là một con số nhỏ nếu bạn có ý định duy trì trang web bán hàng online trong một vài năm.
Tôi luôn cho rằng trang chủ của website chính là bộ mặt của thương hiệu, nơi tạo hứng thú mua sắm thả ga cho khách hàng.
Bản thân tôi cũng luôn thích và trung thành với những nhãn hiệu biết cập nhật xu hướng, tạo một trang chủ nổi bật. Tất nhiên là mỗi lần như thế tôi đã lõm ví kha khá.
Bạn cũng có thể hấp dẫn tôi và những người như tôi bằng trang web bán hàng của riêng bạn. Nhưng bạn đã biết cách tạo một sales letter hiệu quả hay chưa?
Nếu chưa tôi tin rằng bài viết này hoàn toàn dành cho bạn, hãy bắt đầu từ những bước đầu tiên trong mục tiêu chinh phục khách hàng nào!
Đầu tiên hãy mở trang web của bạn ra, đặt mình vào vị trí của người mua hàng và thẳng thắn nhận xét đi nào.
Nếu câu trả lời của bạn là không hoặc không chắc chắn thì chính xác là bạn nên đọc bài viết này.
Tôi không đảm bảo 100% sẽ giúp bạn gấp vài lần doanh thu nhưng tôi đảm bảo bạn sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Nội dung chính
Sales letter là thư bán hàng giúp bạn giới thiệu tính năng sản phẩm tới người tiêu dùng.
Lá thư này sẽ giúp bạn tăng sự chú ý, quan tâm, mong muốn của khách hàng và khiến họ đưa ra hành động mua sắm.
Ba giai đoạn đầu tiên của sales letter chính là để khai hỏa cho giai đoạn cuối cùng: khách hàng vui vẻ mở hầu bao để mua sản phẩm.
Sales letter có thể là tờ rơi, quảng cáo, là email hoặc là một bức thư trên trang web bán hàng.
Mỗi loại sẽ có những yêu cầu riêng khi viết, nhưng chúng cũng có những yêu cầu tương đối giống nhau.
Ở bài này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn về sales letter trên trang chủ (landing page) của web bán hàng. Còn về sales letter cho email marketing, tôi xin nhường lại cho bài sau.
… Ấy mà khoan, trước khi bắt đầu tạo bức thư chào hàng hoàn hảo, bạn hãy ghi nhớ 4 câu hỏi đơn giản nhưng rất hữu hiệu luôn cần được trả lời:
Ví dụ: Thời tiết miền Bắc những ngày này rất lạnh, nhiệt độ hạ xuống thấp. (ví dụ này sẽ được đề cập trong toàn bài)
Khi đã giải đáp được 4 câu hỏi, bạn có thể đọc tiếp 7 gợi ý tiếp theo để thu hút khách hàng bằng câu chữ hấp dẫn và hình ảnh bắt mắt.
Ấn tượng đầu tiên về thương hiệu và sản phẩm luôn là bước khởi điểm quan trọng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng. Vì vậy bạn hãy chắc chắn rằng lá thư của mình thực sự lôi cuốn ngay từ tiêu đề.
Một tiêu đề chạm đúng chỗ băn khoăn của khách hàng sẽ khiến họ không ngần ngại mở ra. Để tôi lấy ví dụ cho bạn luôn nhé:
BẠN ĐAU ĐẦU VÌ CHƯA TÌM ĐƯỢC NƠI BÁN QUẦN ÁO MÙA ĐÔNG CHẤT LƯỢNG TỐT VÀ GIÁ CẢ?
Với thời tiết lạnh như thế này thì chắc chắn họ sẽ tò mò muốn đọc thư của bạn rồi.
Tiếp đến đừng bỏ qua nội dung bức thư, hãy bắt đầu từ những bước đơn giản nhất. Để làm được điều này, bạn hãy đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng, xem họ đang băn khoăn điều gì, lo lắng điều chi.
Đôi khi người mua chưa biết nhu cầu thực sự của họ là gì, vậy nên bạn hãy gợi ý cho họ ngay trong bức thư của mình.
Ví dụ, thời tiết chuyển lạnh, khách hàng sẽ có nhu cầu mua quần áo mùa đông cho bản thân và người trong gia đình. Bạn có thể gợi ý cho họ trong bức thư của bạn:
Nếu bạn sẵn sàng nhấn nút MUA SẢN PHẨM sau khi đọc sales letter của chính bạn thì bạn đã đạt được 50% thành công trong nỗ lực tạo sự chú ý của khách hàng rồi.
Đừng quên chia bố cục: mở – thân – kết rõ ràng cho lá thư chào hàng bởi khách hàng có thể được thuyết phục bởi sự mạch lạc.
Ví dụ, bạn gửi thư tới khách hàng mới, thì có thể sử dụng bố cục như sau:
Đừng mắc sai lầm như nhiều cửa hàng online, tạo một lá thư chào hàng quá dài, quá rắc rối khiến khách hàng bỏ đi chỉ sau vài giây truy cập.
Thay vào đó HÃY:
Nhớ nhé, đây là một bức thư nên bạn hãy tránh xa cách viết hàn lâm khô cứng vì hoàn toàn không hợp trong việc bán hàng.
Thay vào đó, dùng phong cách nói chuyện thường ngày tạo sự gần gũi, dễ chịu giữa bạn và khách. Bởi ai mà chẳng muốn có tâm trạng thoải mái hứng khởi khi mua hàng.
Hãy sửa bức thư của bạn chắc chắn rằng không còn lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp hay từ khó đọc khó hiểu nào. Để bất cứ khách hàng nào, độ tuổi, trình độ nào cũng thấy hài lòng.
Tôi sẽ ví dụ cho bạn ngay bây giờ:
Hãy chắc rằng bạn tạo không khí thoải mái cho bức thư nhé!
Hãy dùng từ mạnh, tạo sự chắc chắn, khuyến khích cú nhấp chuột MUA SẢN PHẨM của người tiêu dùng.
Bạn có thể nhìn lại ví dụ của tôi:
Tôi đã sử dụng và bôi đen những từ đánh đúng tâm lí của khách hàng: trời lạnh không muốn ra khỏi nhà, giá tiền, xu hướng thời trang.
Bạn hoàn toàn có thể thêm màu sắc để khiến lá thư của mình trở nên bắt mắt, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì sẽ tạo cảm giác rối mắt.
Tối đa 3 màu là lựa chọn phù hợp cho một lá thư chào hàng. Nếu có thể bạn hãy sử dụng ngay màu sắc đại diện của công ty, điều này giúp khách hàng dễ nhớ tới thương hiệu hơn.
Bạn nên dùng hình ảnh kèm theo để tăng tính thu hút. Dù sao thì mười từ hay cũng không bằng một bức ảnh đẹp.
Có thể là bức ảnh của sản phẩm, ảnh của người thành công trong câu chuyện của bạn, hoặc ảnh của các thành viên trong công ty.
Bạn có thể dùng 2 ảnh, một to và một nhỏ để tạo không gian cho bức thư.
Giới kinh doanh lúc nào cũng thủ thỉ với nhau rằng: “Ngôn từ sẽ giúp bạn kể câu chuyện còn câu chuyện sẽ giúp bạn bán hàng”.
Không phải ngẫu nhiên mà ngành quảng cáo với hàng trăm câu chuyện ý nghĩa lại thành công trong việc thu hút khách hàng, tăng doanh số mỗi năm.
Gần đây tôi có tại tài khoản trên Trello và thường xuyên được gửi thư giới thiệu của công ty này. Tôi đặc biệt chú ý tới câu chuyện thành công của một chủ nhà hàng khi sử dụng Trello để kết nối sử lí công việc.
Vì thế, bạn cũng nên kể lại thành công mà đối tác của bạn đạt được, thành công của bạn từ đánh giá của khách hàng cũ để tạo thêm niềm tin cho khách hàng mới và tạo quan hệ tốt đẹp với họ.
Tôi chắc chắn rằng sau khi nghe câu chuyện thành công khách hàng của bạn cũng cảm thấy bùi tai vài phần.
Tại sao lại không nắm bắt cơ hội tốt như vậy để đưa ra lời đề nghị thú vị cho khách hàng nhỉ? Hãy xem bạn có thể làm gì nếu họ mua ngay sản phẩm, hoặc là đăng kí nhận email thường xuyên.
Bạn có thể đề nghị giảm giá cho khách hàng mới hay tặng phiếu giảm giá nếu khách hàng giới thiệu thêm bạn bè.
Ví dụ ngay cho nóng bạn nhé,
Like page và share album MÙA ĐÔNG của shop để nhận được phiếu giảm giá 20%
Tag 5 người bạn để trở thành khách hàng thân thiết để nhận thêm 10% giảm giá.
Sau khi đưa ra đề nghị, đừng quên tạo một NÚT BẤM – Call to action thật bắt mắt để khách hàng có thể nhấp chuột ngay lập tức.
Bạn có thể dẫn khách hàng tới trực tiếp trang web mua hàng thông qua nút bấm ấy. Hãy tính toán để khách hàng không gặp bất kì khó khăn nào khi ấn nút.
Thông tin thêm: Trên thực tế, có khá nhiều loại nút Call to action tùy vào mục đích của bạn: Ví dụ: Tạo tài khoản, Đăng kí email, Trở thành người theo dõi, Sử dụng sản phẩm miễn phí, v.v.
Tạm thời thì hết rồi đấy bạn!
Nhưng nếu chỉ nói lí thuyết không thôi thì tôi tin rằng sẽ chẳng còn gì là thú vị nữa và cũng chẳng đủ thuyết phục bạn vì bạn có thể tìm được hàng trăm bài tương tự. Vì thế tôi sẽ tạo ngay một ví dụ để có một cái nhìn dễ hiểu hơn nhé!
Tôi sẽ tiếp tục ví dụ ở đầu bài viết.
Để bạn có cái nhìn tổng hợp hơn thì tôi sẽ viết lại email letter hoàn chỉnh dựa trên các ví dụ ở trên nhé!
Tình huống: Thời tiết miền Bắc những ngày này rất lạnh, nhiệt độ hạ xuống thấp, khách hàng sẽ đắn đo về việc mua quần áo lạnh.
BẠN ĐAU ĐẦU VÌ CHƯA TÌM ĐƯỢC NƠI BÁN QUẦN ÁO MÙA ĐÔNG CHẤT LƯỢNG TỐT VÀ GIÁ CẢ?
Cửa hàng quần áo 2nd hand Chăn Con Công sẽ giúp bạn THỔI BAY những rắc rối ấy !
Like page và share album MÙA ĐÔNG của shop để nhận được phiếu giảm giá 20%
Tag 5 người bạn để trở thành khách hàng thân thiết để nhận thêm 10% giảm giá.
Chi phí đăng kí hosting không phải là một con số nhỏ nếu bạn có ý định duy trì trang web bán hàng online trong một vài năm.
Tôi biết với bạn, việc sở hữu 1 website đẹp, bắt mắt sẽ khiến bạn nghĩ rằng có thể giúp bạn bán được hàng, thậm chí bán được nhiều hơn nhưng điều đó không đúng trên thực tế.
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu hơn về trang này, những hữu ích mà bạn không thể bỏ qua và những thiếu sót cần khắc phục.
Hẳn là bạn đã nghe tới Wordpress ở đâu đó: từ những người bạn, người đồng nghiệp, đối tác. Nhưng bạn có thực sự hiểu về Wordpress cũng như các tính năng của nó.
Cách chọn tên miền cho website giúp ích rất nhiều nếu bạn có ý định khởi nghiệp trên internet. Tôi đã từng rất chủ quan trong việc này, kết quả là…