Kinh doanh kiot có thể mang lại cơ hội kinh doanh tuyệt vời. Dù bạn thuê hay mua, bạn nên bắt đầu với giỏ hàng nhỏ và cố gắng phát triển thành kiot lớn hơn, vững vàng hơn.
Dù bạn chọn gì, đảm bảo địa điểm của bạn ở khu vực có lưu lượng qua lại cao và không gian đủ lớn.
Đi lòng vòng trước khi quyết định kiot kinh doanh của mình chính xác ở đâu. Nếu cần, thì vay vốn kinh doanh ở ngân hàng cũng được.
Nội dung chính
Tạo kiot kinh doanh
Quyết định cái bạn muốn bán
Kiot có thể phù hợp với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Quần áo, thực phẩm và điện tử – đặc biệt điện thoại – là những kiot kinh doanh phổ biến nhất. Dù bạn chọn gì, hãy cố thích nghi và cung cấp sự đa dạng.
Ví dụ, nếu bạn là kiot đồ ăn, đừng chỉ bán xúc xích. Bán thêm xúc xích cay, gàn rán, nước ngọt…
Một kiot điện thoại thì bán thêm ốp điện thoại, sạc, và những phụ kiện khác bên cạnh bán điện thoại
Suy nghĩ một vài ý tưởng đổi mới, một mình hoặc với bạn bè.
Coi coi cần không gian thế nào
Sản phẩm bạn bán sẽ xác định không chỉ việc bán muốn xe đẩy hay kiot, mà còn là kích thước của giỏ hàng hoặc kiot bạn cần.
Hãy xem qua những doanh nghiệp tương khác trên mạng hoặc trao đổi trực tiếp để có ý tưởng về kích thước. Hãy nghĩ về loại phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn lên kế hoạch bán thực phẩm, xác định liệu bạn cần tủ lạnh, máy xay, lò nướng hay cái gì đó phù hợp với sản phẩm của mình.
Khi chọn giỏ hàng hoặc kiot, bạn nên cân nhắc mình có cần không gian lưu trữ hay không nữa.
Bắt đầu nhỏ
Hãy bắt đầu chỉ với một giỏ hàng trưng bày nhỏ. Nếu doanh nghiệp của bạn thành công, hãy nâng cấp nó thành kiot lớn hơn. Như vậy, bạn có thể vượt qua đường cong học tập mà bất kỳ doanh nghiệp mới nào đều phải đi qua khi ở quy mô nhỏ hơn.
Việc này sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc, giúp bạn học cách vận hành hiệu quả. Hãy sử dụng thời kỳ này để giải quyết các vấn đề tiềm năng và làm mượt mà quy trình kinh doanh của bạn.
Thuê nhân viên
Quảng cáo các vị trí đang cần tuyển cho kiot của bạn trên mạng.. Bạn có thể quảng cáo trên báo địa phương hoặc bản tin cộng đồng.
Hãy tìm người có nền tảng trong lĩnh vực bạn đang làm việc. Ví dụ, nếu bạn thiết lập một kiot bán nón, hãy thử tìm người từng làm việc trong cửa hàng nón, một cửa hàng vật dụng thể thao hoặc cửa hàng quần áo.
Hãy chọn những ứng viên tốt nhất và phỏng vấn họ. Nếu họ làm tốt ở buổi phỏng vấn, hãy thuê họ ngay.
Hãy nghĩ về số lượng nhân viên mà bạn cần. Bạn sẽ cần thuê ít nhất 4 hoặc 5 người.
Nhiều kiot chỉ cần một hoặc hai nhân viên làm việc một lúc và vì vậy họ hạ được chi phí nhân công xuống.
Mua bảo hiểm doanh nghiệp
Giống như cửa hàng truyền thống, kiopt cũng cần được đảm bảo từ bảo hiểm. Bạn sẽ cần bảo vệ khỏi những thiệt hại tài sản và tùy vào cái bạn đang bán là, bạn có thể cần đảm bảo nhiều hơn.
Hãy gặp đại lý bán bảo hiểm để xác định những cái gì là cần thiết cho doanh nghiệp của mình.
Tìm địa lợi
Đi một vòng quanh khu bạn sống hoặc trung tâm mua sắm, xem coi có kiot nào còn trống ở những chỗ như trung tâm, khu thể thao, bãi đậu xe hay công viên không.
Thử mường tượng nếu bạn mở một kiot ở đó thì trông nó sẽ ra sao.
Nói chuyện với các kiot khác để nhắm chừng xem họ tiền thuê bao nhiêu mỗi tháng.
Huy động vốn cho kiot kinh doanh
Tính coi cần bao nhiêu tiền
Kiểm tra xem nếu đặt kiot của bạn ở trung tâm mua sắm thì tốn chính xác bao nhiêu. Con số thường tùy theo vị trí, loại hình kinh doanh mà bạn vận hành.
Nếu bạn chỉ đơn giản thuê một chỗ nhỏ, bạn dĩ nhiên chỉ cần vốn khởi đầu nhỏ, thường vào khoản 600 đô mỗi tuần.
Chi phí thuê cũng chiếm 15% doanh thu tháng, nhiều khi lớn hơn.
Còn phí thuê gian hàng thì thường theo mùa.
Mua 1 gian hàng có thể là ý tưởng tốt nếu, sau khi thuê một thời gian, bạn nghĩ bạn không cần phát triển thành một kiot đầy đủ.
Hãy chắc là chặt chẽ mọi thứ trước khi mua, tránh mua những thứ không phù hợp với nhu cầu của mình.
Nếu bạn thuê kiot lớn hơn, bạn có thể cần vay nợ để đảm bảo chi phí trong vài tháng đầu tiên. Thuê kiot có thể ngốn từ 9-10 đô mỗi tháng.
Nếu bạn mua kiot, bạn có thể cần 25-30 nghìn đô.
Hoàn thành thủ tục giấy tờ
Các quy định về việc hoàn thành các thủ tục giấy tờ cần thiết có thể khác nhau tùy khu vực, và loại kiot bạn sẽ vận hành.
Nếu bạn thuê hoặc mua một kiot có thể di chuyển được, bạn cần giấy phép phương tiện đặc biệt cho nó.
Nếu bạn làm việc với thực phẩm, bạn sẽ cần xin giấy phép bổ sung.
Lên kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kiinh doanh là bản đồ cho kiot kinh doanh của bạn.
Kế hoạch kinh doanh nên mô tả tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, khung pháp lý, dữ liệu tài chính và lịch sử doanh nghiệp.
Với một kế hoạch kinh doanh mạnh mẽ, bạn sẽ có nhiều thành công hơn trong việc bảo đảm vay vốn.
Với mục đích huy động tài chính, phần quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh gồm:
Một phân tích thị trường mô tả thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và bất kỳ trở ngại nào với thành công của doanh nghiệp
- Bao nhiều tiền bạn kỳ vọng kiếm được
- Cách bạn dự định sẽ trả lại khoản vay
- Bao lâu để trả hết tiền vay
Cung cấp thông tin cần thiết
Các thể chế tài chính và chương trình cho vay cần thấy nhiều hơn chỉ là một kế hoạch kinh doanh. Bạn cần trình các thông tin tài chính như báo cáo thuế, báo cáo tài chính và báo cáo ngân hàng để chứng minh bạn đang chịu trách nhiệm tài chính.
Cung cấp báo cáo về loại tài sản đảm bảo nếu cần.
Nhân viên tín dụng cũng sẽ hỏi về những giấy tờ hợp pháp và giấy phép chứng minh doanh nghiệp sở hữu và hoạt động hợp pháp.
Bạn cũng có thể cần cung cấp bản tóm lược cho thấy mình có những kỹ năng cần thiết để vận hành kinh doanh kiot.
Kiểm tra với thể chế tài chính và chương trình vay vốn bạn nộp đơn để đảm bảo bạn không vi phạm điều gì.
Nhận vốn vay
Ngân hàng và tổ chức tín dụng thường là những nguồn vay vốn thường thấy nhất.
Quy trình cụ thể đảm đảm bảo các khoản vay khác nhau phụ thuộc vào thể chế tài chính mà bạn nộp đơn vào.
Tuy nhiên, bạn nên nhắm tới khoản vay với thời gian trả nợ dài, tỷ suất thấp và thanh toán tối thiểu hàng tháng thấp.
Chọn địa điểm đúng đắn
Biết đối thủ cạnh tranh
Đừng đặt gian hàng hay kiot ngay trước cửa hàng lớn kinh doanh cùng loại mặt hàng. Ví dụ, bán điện thoại ở kiot trong cùng trung tâm mua sắm là một ý tưởng tồi.
Nếu bạn bị buộc phải hoạt động gần vị trí của đối thủ lớn, hãy tận dụng lơi thế của việc bạn là một nhà bán lẻ nhỏ bằng cách cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt trội.
Nhận diện khách hàng mục tiêu
Bạn nên đặt kiot kinh doanh của mình gần nơi có nhiều khách hàng mục tiêu của mình. Ví dụ, nếu khách hàng mục tiêu của bạn là người yêu xe mô tô, thì hãy lập kiot của bạn gần những nơi bán mô tô hoặc có trưng bày mô tô.
Bạn có thể tìm khách hàng mục tiêu khi bạn sẵn sàng đưa doanh nghiệp vào vận hành hoăc bạn có thể nhận diện khách hàng mục tiêu không phải là đối tượng bạn nghĩ.
Nếu đúng vậy, thì điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để phản ánh đối tượng mua hàng mới này.
Hãy nhớ, nếu bạn không thể thu hút những người quan tâm tới sản phẩm của mình, bạn sẽ khó mà thành công.
Chọn nơi kinh doanh
Hầu hết kiot đều được đặt ở các trung tâm thương mại hoặc trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, kiot thường được dựng ở các hội chợ địa phương, các chợ nông sản hoặc các lễ hội.
Hãy kiểm tra với nhà cầm quyền địa phương trước khi bày biện các thứ để đảm bảo bạn không vi phạm các quy đinh và đáp ứng các đòi hỏi.
Những vị trí khác như sân bay là nơi kinh doanh tuyệt vời đối với kiot. Hãy liên hệ với bộ phận kinh doanh sân bay xin thêm thông tin.
Hành lang ở một số tòa nhà văn phòng cũng là nơi tuyệt vời để dựng kiot. Hãy nói chuyện với quản lý tòa nhà để thêm chi tiết.
Đi vòng vòng tìm chỗ tốt nhất
Tùy vào nơi bạn dựng kiot là đâu, bạn sẽ trả cao hơn hoặc thấp hơn khi thuê, và bạn cần những các chứng nhận khác nhau.
Trước khi ký hợp động thuê, đọc kỹ để đảm bảo bạn có các điều khoản tốt nhất và có thể đáp ứng mong đợi của hợp đồng. Các chi phí ẩn bao gồm:
- Phí an ninh
- Phần trăm doanh số hàng tháng
- Tham gia bắt buộc vào chương trình khách hàng trung thành hoặc quà tặng
- Tham gia bắt buộc vào sự kiện dịch vụ cộng đồng
Quản lý tốt kiot kinh doanh của mình
Khai tác tốt không gian
Kiot, như các cửa hàng bình thường khác, có không gian nhỏ. Hãy tối đa việc sử dụng kiot bằng cách đầu tư vào các máy tính bảng với máy tính tiền thay vì quầy tính tiền. Hãy sử dụng không gian nhỏ nhoi này vào việc trưng bày hàng hóa.
Hãy dùng máy tính tiền S3 để giúp bạn xử lý các khoản thanh toán và thu tiền khách hàng.
Sắp xếp hàng hóa đẹp đẽ
Thế mạnh lớn nhất của kiot là khả năng quảng cáo và trưng bày hàng hóa ở tất cả các phía – nhưng cũng có thể là điểm yếu lớn nhất.
Nếu bạn không trưng bày hàng hóa đẹp đẽ, có trật tự, khách hàng sẽ khó bị thu hút. Đừng tạo ra một mớ hỗ lốn bày biện mà lại muốn khách hàng họ nhìn vào mà muốn mua.
Hãy đem những mặt hàng bán tốt, mới lạ ra trước và đặt ở trung tâm.
Mở rộng
Nhiều chủ kiot nhỏ bắt đầu với vài giỏ hàng, nhưng rồi cũng mở rộng phát triển lên thành một kiot. Hoặc họ có thể bắt đầu với một vài kiot địa phương, sau đó mở ra chi phí và có trong tay nhiều kiot nhỏ.
Hãy tìm cơ hội phát triển doanh nghiệp bằng cách thêm vào những địa điểm mới.
Đầu tư lợi nhuận trở lại bằng cách trả lương nhân viên và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới.
Hãy cập nhật xu hướng mới nhất cho cửa hàng kiot của bạn.
Thích nghi nhanh chóng
Trong thế giới kinh doanh ngày càng khắc nghiện, thích nghi nhanh chóng là rất quan trọng để tồn tại để tiếp tục vươn lên.
May mắn thay, doanh nghiệp nhỏ thường tốt hơn công ty to trong khả năng thích nghi với thay đổi, thậm chỉ là nhỏ như kiot.
- Luôn tiếp nhận sự phát triển mới trong công nghệ, bán hàng và marketing sẽ khiến công việc của bạn trở nên dễ hơn.
- Hãy tìm hướng đi mới để cắt giảm chi phí bằng cách tìm ra những sản phẩm tương tự ở mức chi phí thấp hơn.
- Luôn tìm hàng hóa mới mà khách hàng muốn.
- Nhận diện những nhân viên thể hiện tiềm năng. Cho họ trách nhiệm và tăng lương. Thưởng cho sáng kiến và lòng trung thành sẽ giúp doanh nghiệp của bạn mạnh mẽ hơn.
- Khi kiot lớn mạnh, đầu tư vào quảng cáo.
- Dựng website để có doanh thu online cả khi kiot đóng cửa, hoặc những khách hàng không gần nơi buôn bán. Tạo trang mạng xã hội để người ta có thể trao đổi về kiot của bạn.
Tham khảo: Wikihow