[Infographic] 3 Bước giúp bạn tối ưu hóa landing page
Khi bạn tạo được trang landing page cho website của mình nghĩa là bạn đã đi được một nửa đường tới đích thành công trong thu hút khách hàng.
Tôi nghĩ rằng bạn đã có vài lần nghe qua landing page từ bạn bè, đồng nghiệp nhưng lại chưa thực sự hiểu landing page là gì.
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu hơn về trang này, những hữu ích mà bạn không thể bỏ qua và những thiếu sót cần khắc phục.
Nội dung chính
Landing page là một phần của website và được hiểu là trang giới thiệu sản phẩm dịch vụ của thương hiệu tới người tiêu dùng. Một landing page được tối ưu hóa (đẹp và nội dung hấp dẫn) sẽ giữ chân khách hàng trên website lâu hơn.
Khi khách hàng cảm thấy hứng thú với sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu tại landing page, cơ hội tăng doanh thu của bạn sẽ cao hơn bao giờ hết.
Một landing page được tối ưu hóa cũng giúp bạn có thể “dẫn đầu bảng” tại danh mục tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Duckduckgo, Coccoc.
Bạn cũng có thể thu thập các thông tin đáng giá từ khách hàng tiềm năng để phục vụ cho việc phát triển sản phẩm, thương hiệu.
Nói một cách đơn giản, website là một siêu thị lớn có nhiều cửa cho khách hàng vào mua sắm và landing page chính là một trong những cái cửa đó. Khi “cửa vào” được trang trí đẹp, sáng sủa, bắt mắt thì người tiêu dùng sẽ muốn vào ngắm nghía hàng hóa.
Sau khi tìm hiểu tỉ mỉ các thông tin liên quan, tôi rút ra rằng có 3 loại landing page phổ biến mà hầu như bạn đã có dịp “diện kiến” qua.
Các thông tin cụ thể về một vấn đề (ví dụ thông báo khóa học) sẽ được giải thích tại đây. Có một NÚT BẤM giúp bạn quay lại trang chủ.
Bạn có thể tìm thấy landing page dạng này dưới dạng banner di động tại trang chủ.
Tôi có một ví dụ minh họa tới từ iNET.edu.vn giúp bạn dễ hiểu hơn.
Sẽ hiện lên khi có khách hàng truy cập vào trang chủ. Theo như “trải nghiệm” của tôi với các trang web, đây là loại landing page được nhiều công ty ưa chuộng.
Nội dung của landing page dạng này thường là những mẫu quảng cáo, thông báo về chương trình khuyến mãi, tặng mã giảm giá cho khách hàng mới, v.v.
Với loại này, tôi cũng tìm được một ví dụ cho bạn từ trang web marketingprofs. Bạn cần phải ấn vào dấu X để tắt pop-up và tới trang web chính.
Đây là có thể xem là một trang web phụ (với tên miền phụ) của trang web chính. Trang web phụ này sẽ được dùng cho một chiến dịch marketing cụ thể của nhãn hiệu.
Ví dụ: trang web chính của bạn có tên miền s3co.vn và bạn muốn mở chiến dịch quảng cáo cho bán lẻ thì tên miền phụ cho bạn có thể là: banle.s3co.vn.
Để rõ ràng hơn, hãy nhìn vào ví dụ dưới đây mà tôi lấy từ trang themes.bizweb.vn, trang web phụ của sieuweb.vn.
Như đã nói ở đầu bài, landing page mang lại khá nhiều lợi ích cho cửa hàng kinh doanh online của bạn. Tôi sẽ nói rõ hơn ở dưới đây:
Thời gian làm một landing page khá ngắn giúp bạn tăng tính cạnh tranh của thương hiệu và sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm của thị trường ngạch. Chi phí của landing page (chạy quảng cáo tới landing page) cũng khá là phải chăng.
Thời gian và chi phí là hai yếu tố mà bạn luôn luôn cần “tiết kiệm” và “chi tiêu hợp lí”. Làm một landing page lại giúp bạn “bảo vệ” được cả hai, vậy thì tại sao lại không làm ngay một cái cho trang web của mình nhỉ.
Ở bài sau, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo landing page bằng WordPress và cách tạo landing page từ Wordstream.
Bạn có thể tạo bất cứ thông tin nào trên landing page, kể cả tích hợp những quảng cáo, giảm giá của mình. Những hình ảnh bắt mắt, những thông tin đắt giá tại landing page sẽ giúp bạn thu hút khách hàng và khiến họ mở hầu bao.
Chưa hết, một landing page có quảng cáo tốt sẽ tạo sự chú ý của người tiêu dùng về lâu dài, sẽ khiến họ có ý định quay trở lại trang web của bạn hay giới thiệu nó cho bạn bè, người thân.
Đây là một ưu điểm rất hữu ích của landing page nhưng lại chưa được nhiều nhãn hiệu sử dụng một cách hợp lí (không dùng hoặc ít dùng).
Bạn hãy là một nhà kinh doanh thông thái, nắm bắt và đi trước từng bước đi của thời đại, hãy tận dụng tối đa lợi ích rẻ-đẹp-hiệu quả này.
Với landing page bạn có thể thu thập được khá nhiều thông tin hữu ích từ khách hàng (tên, tuổi, địa chỉ, công việc, email). Vì vậy hãy luôn thử nghiệm và kiểm tra xem landing page của mình hoạt động ra sao.
Ví dụ, bạn có thể thử nghiệm nhiều màu sắc khác nhau cho landing page và xem màu nào thu hút được nhiều người đăng kí theo dõi nhất.
Hoặc là bạn cũng có thể đưa các loại quảng cáo khác nhau lên landing page để kiểm tra sự hứng thú của khách hàng với từng loại.
Hàng loạt thử nghiệm sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tối ưu hóa tìm kiếm, thu thập thông tin của landing page.
Có thể bạn sẽ nghe ai đó nói rằng quản lí landing page đơn giản lắm vì chỉ có một trang, một phần của website, người quản lí chỉ cần kiểm tra xem nó có chạy hay không.
Điều này tôi hoàn toàn đồng ý, bạn chỉ cần những thao tác đơn giản, nhanh gọn lẹ là có thể quản lí được landing page của mình rồi.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng bạn sẽ phải quản lí vài chục hoặc vài trăm landing page khác nhau. Tới đây thì khó rồi nha vì bạn sẽ khá vất vả để quản lí.
Rất may là bạn không cần những công cụ quá cồng kềnh để kiểm tra từng cái một, bạn chỉ cần chọn một phần mềm quản lí landing page dễ sử dụng giúp bạn làm việc hiệu quả.
Bạn có thể dùng thử WordStream nhé, theo tôi là khá đơn giản, nó còn giúp bạn tính tỉ lệ tương tác của khách hàng.
Những tương tác nhanh-gọn-nhẹ giúp trang landing page của bạn làm hài lòng khách hàng dễ dàng hơn.
Tùy vào mục đích mà bạn hướng tới (đẩy mạnh doanh thu, thu thập email khách hàng) để tạo landing page phù hợp.
Hãy tạo một trang landing page thật ngắn gọn đơn giản nhưng phù hợp với tất cả khách hàng tiềm năng bạn hướng tới nếu bạn muốn mở một đợt giảm giá. Hoặc là bạn cũng có thể tạo landing page dài hơn, phong phú hơn nếu muốn giới thiệu nhiều hơn về sản phẩm.
Tôi có một ví dụ cho bạn từ thương hiệu Mango. Sắp tới là ngày lễ tình yêu, nhãn hàng này đã không bỏ lỡ cơ hội, tạo một landing page bắt mắt nhưng ngắn gọn về ngày này.
Bạn có thể thấy thông tin rất ít, nhưng hiệu quả lại cao. Chẳng có ai nỡ bỏ qua đợt giảm giá khủng tới 80% như thế này cả.
Bên cạnh những ưu điểm đáng tự hào, không thể không nói tới những hạn chế mà landing page mang lại cho bạn.
Thế nhưng bạn cứ yên tâm vì với mỗi nhược điểm tôi sẽ cố gắng đưa ra gợi ý hợp lí giúp bạn khắc phục chúng.
Thường thì một trang landing page mơ ước là một trang với những thông tin cần thiết để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, thực tế vốn rất xa vời với mơ ước.
Sản phẩm và dịch vụ của bạn có rất nhiều thông tin khác nhau và bạn thì đau đầu vì không thể nào nén hết được chúng vào một trang landing page cả.
Trong trường hợp bạn cố gắng cho nhiều thông tin thì khách hàng của bạn lại phớt lờ landing page và thoát khỏi trang web của bạn.
Tôi khuyên bạn đừng cố gắng nhồi nhét làm gì, chỉ khiến khách hàng của bạn quay lưng với bạn mà thôi. Thay vào đó, hãy tạo khoảng từ 3 tới 5 trang landing page dưới dạng banner di động tại trang chủ.
Khi khách hàng ấn vào banner họ sẽ được đưa tới các landing page khác nhau, với đầy đủ thông tin bạn muốn chia sẻ.
S3 cũng dùng phương án này tại trang chủ, có 5 trang landing page khác nhau dẫn bạn tới trang đăng ký (1).
Khá nhiều doanh nghiệp tạo một landing page với yêu cầu điền thông tin (email, công việc, địa chỉ) khi khách hàng vừa truy cập vào trang web.
Tôi cho rằng đây không phải là một lựa chọn thông minh. Bởi lẽ khách hàng còn chưa biết bạn là ai, sản phẩm của bạn có gì thu hút thì làm sao có thể ngay lập tức điền thông tin. Họ sẽ cảm thấy khó chịu khi bị hỏi như vậy.
Hãy chắc rằng bạn không có bước đi sai lầm như đa số cửa hàng kinh doanh online. Bạn hãy đưa ra các thông tin giới thiệu cần thiết để giữ chân khách hàng trước.
Các yêu cầu điền thông tin nên được để ở một trang landing page con trong website hoặc phía dưới của website. Như vậy khi khách hàng hài lòng với thông tin họ có và muốn có thêm thông tin, họ sẽ đăng kí theo dõi một cách dễ dàng.
Để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, tôi sẽ lấy ví dụ từ một số trang web thường xuyên sử dụng landing page để thu hút khách hàng.
Bạn có thể thấy hai nhãn hàng này đều để khá nhiều landing page bắt mắt tại trang chủ. Chỉ cần hình ảnh đẹp và nội dung phù hợp họ đã khiến khách hàng cảm thấy thích thú và muốn tiếp tục mua sắm.
Tôi hy vọng rằng, sau bài viết này bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về landing page và có thể chọn landing page phù hợp với website của mình.
Khi bạn tạo được trang landing page cho website của mình nghĩa là bạn đã đi được một nửa đường tới đích thành công trong thu hút khách hàng.
Chi phí đăng kí hosting không phải là một con số nhỏ nếu bạn có ý định duy trì trang web bán hàng online trong một vài năm.
Và hẳn là bạn cũng nôn nóng muốn biết cách tạo một landing page tốt và hiệu quả để thu hút được tối đa sự chú ý của khách hàng.
Facebook luôn được xem là trang web có lượng tương tác tốt, được nhiều chủ cửa hàng kinh doanh online tin tưởng làm nơi thu hút khách hàng tiềm năng.
Bạn cũng có thể hấp dẫn tôi và những người như tôi bằng trang web bán hàng của riêng bạn. Nhưng bạn đã biết cách tạo một sales letter hiệu quả hay chưa?
Tôi biết với bạn, việc sở hữu 1 website đẹp, bắt mắt sẽ khiến bạn nghĩ rằng có thể giúp bạn bán được hàng, thậm chí bán được nhiều hơn nhưng điều đó không đúng trên thực tế.