Cách tính Markup và Margin trong lĩnh vực bán lẻ
Đây là những gì tôi học được về cách tính markup (lợi nhuận mong muốn) và margin (biên lợi nhuận) cho doanh nghiệp / cửa hàng bán lẻ
Đối với các nhà bán lẻ, đôi khi điều lo lắng nhất không phải là thiếu vắng các đơn hàng thường xuyên, mà lại là sự mất kiểm soát thông tin về các đơn hàng cần bổ sung thêm hàng tuần.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo các nguồn dữ liệu bổ sung trong hệ thống quản lý bằng cách luôn cập nhật thông tin ngay từ mỗi buổi bán hàng.
Chính vì vậy, phần mềm quản lý S3 rất xứng đáng được chọn đầu tư và sử dụng.
Ông Nguyễn Huỳnh Duy – Giám đốc Kinh doanh công ty Những Giải pháp Đơn giản cho biết:
Nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tin tưởng vào chất lượng của Phần mềm quản lý bán hàng và quản lý kho trực tuyến S3 chính là khả năng tương thích và cập nhật nhanh chóng, không bị giới hạn thời gian từ bất kỳ thiết bị máy tính, di động… nào có kết nối mạng Internet.
Theo ông Duy, phần mềm S3 được xây dựng trên nền tảng triết lý thiết kế tạo ra sự thuận tiện nhất cho người dùng, không đòi hỏi kỹ năng điều khiển rắc rối nào.
Dù là với người mới tiếp cận hay đã sử dụng quen, phần mềm cũng bảo đảm mang lại cách thức tương tác đơn giản, dễ hiểu nhất, bởi giao diện khoa học và sự bố trí hợp lý những “công cụ hỗ trợ”.
Người dùng S3 không cần phải nhớ nhiều, chỉ chọn và bấm lệnh, còn lại cứ để phần mềm thao tác tiếp những gì cần đòi hỏi.
So với nhiều phần mềm chuyên dụng khác, dĩ nhiên điều kiện này hứa hẹn 1 khả năng sử dụng nhuần nhuyễn, hiệu quả cho người dùng.
Thực tế ghi nhận từ 1 số doanh nghiệp, và qua khảo sát của S3, là khá nhiều phần mềm kế toán, quản trị nhân sự, quản lý kho… lưu hành trên thị trường lâu nay luôn đòi hỏi kỹ năng nắm bắt khá rắc rối.
Thậm chí có đơn vị thiết kế phần mềm phải có cả gói “chuyển giao” rất phiền hà với đơn vị cần mua, vì phần mềm họ có được không dễ gần gũi chút nào.
Một số phần mềm còn đòi hỏi người dùng phải cập nhật thủ công, nâng cấp các phiên bản mới, chữa lỗi từ hệ thống.
Sau mỗi lần cập nhật như vậy, phần mềm sẽ bị gia tăng dung lượng, từ chỗ nhẹ nhàng ban đầu rất có thể phình lên thành những khối dữ liệu lưu trữ đồ sộ về sau trên máy tính.
Hơn nữa, với giao thức thiết kế trên máy tính, phần lớn các phần mềm chuyên dụng sẽ khó chuyển đổi nhanh chóng sang những thiết bị sử dụng lưu động như máy tính bảng, điện thoại thông minh… với giao diện khác biệt.
Những khó khăn vướng mắc ấy, hoàn toàn được S3 xử lý dứt điểm. Đội ngũ thiết kế S3 đã làm nên một giao diện nhỏ gọn và khoa học nhất .
Tùy theo yêu cầu khách hàng, S3 với dạng mô-đun mở, sẽ loại bỏ những phần không cần thiết, chỉ hướng đến hướng đến tính năng khách hàng sử dụng thường xuyên để quản trị thông tin cần thiết nhất.
Việc cập nhật tính năng hỗ trợ mới, cũng như các bản vá lỗi được S3 tiến hành thường xuyên nhưng không hề làm ảnh hưởng đến công việc của khách hàng, không gây cảm giác bị gián đoạn khi sử dụng.
Dung lượng phần mềm của S3 gần như là con số 0 vì thật sự khách hàng không cần cài đặt gì cả mà đã có thể dùng được ngay:
Chỉ cần 1 trình duyệt web đơn giản, khách hàng đã có thể sử dụng S3 một cách dễ dàng bằng nhiều nhiều loại thiết bị khác nhau từ PC cho đến máy tính bảng, thậm chí cả điện thoại di động thường xuyên mang theo bên người.
Có thể nói, S3 hoạt động cực nhanh trên hầu hết các trình duyệt web thông dụng hiện nay như IE, Firefox, Safari, Chrome.
Điều duy nhất để người dùng phải đáng bỏ công, đó là S3 đề cao yêu cầu được cập nhật thông tin dữ liệu liên tục và chính xác.
Đây chính là lợi thế mà phần mềm mang lại cho khách hàng, buộc người sử dùng tập thói quen để tâm vào mọi dữ kiện, số liệu có được trong khi làm việc, không thể cho phép sự lơ đễnh lười biếng nào.
Người dùng khi làm việc với S3, dù trên PC hay máy bán hàng, đều nên bổ sung ngay các thông tin số liệu, kết quả kinh doanh, mua bán… vào hệ thống, vì bất cứ sự lơ đễnh, cập nhật trễ đều được người quản lý quan sát và nhận diện ra dễ dàng với S3.
“Chúng tôi biết rằng việc bán lẻ không hề đơn giản, những nhân viên bán hàng có lúc rất thảnh thơi, nhưng chỉ cần vào đợt tổ chức sự kiện, là phải làm việc liên tục không nghỉ. Những lúc đó, nếu chậm trễ nhập liệu, việc bán hàng sẽ bị khó khăn lập tức. Không những dễ gặp sai sót về số liệu hàng hóa, doanh thu, mà nhân viên bán hàng còn có thể bị nhầm lẫn các mã hàng, đơn hàng khác nhau, sẽ khiến cho quy trình kinh doanh bị rối và tốn nhiều thời gian để sắp xếp lại”.
Cho nên, khi sử dụng phần mềm S3, các cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ… nên xử lý tốt việc cập nhật các số liệu hiện hữu để không làm đứt quãng hệ thống dữ liệu quản lý của mình.
Càng đạt được kết quả cập nhật nhanh và chính xác, doanh nghiệp càng có thể quản lý tốt công tác kinh doanh, nắm rõ các dữ liệu trong kho vận, cửa hàng…
Hiệu quả từ việc này rất quan trọng.
Đơn cử 1 đơn hàng mới từ đối tác sẽ được gởi tới cho bộ phận kinh doanh, yêu cầu phải trả lời ngay khả năng nhập thêm là bao nhiêu cho mỗi mã hàng cần mua.
Bộ phận này sẽ báo cáo lãnh đạo nên xử lý ra sao?
Với phần mềm S3, người quản lý chỉ cần kích hoạt hệ thống thông tin lưu trữ trước đó, tra cứu các dữ liệu gần nhất, sẽ rõ được ngay tình hình hàng còn trong tay, giá bán nên như thế nào, có cần thiết đặt tiếp những mã hàng mới.
Nếu không có được sự cập nhật tức thời từ những người bán hàng, quản lý kho sau mỗi hành vi giao dịch, người quản lý sẽ không thể có được cơ sở để xem xét vấn đề!
Như thế, cho dù ở xa, dùng thiết bị nào truy cập đi nữa, người quản lý cũng sẽ có được những phán quyết nhanh và đúng đắn nhất, trước yêu cầu đối tác hay cơ hội diễn biến thị trường.
Mọi rủi ro tổn thất do nhầm lẫn khi đặt hàng sẽ không còn nữa.
Thậm chí với dữ liệu cập nhật liên tục, doanh nghiệp còn quản lý được những tiên liệu trong tương lai về hướng đầu tư sản phẩm, hàng hóa hợp lý hơn.
Theo ông Duy, việc không bỏ lỡ cập nhật như vậy, thật sự sẽ mang lại rất nhiều lợi thế về kinh doanh bán lẻ cho các doanh nghiệp.
Vậy tại sao các doanh nghiệp lại phải tiếp tục lo lắng ngần ngại?
Nguồn: S3co.vn
Đây là những gì tôi học được về cách tính markup (lợi nhuận mong muốn) và margin (biên lợi nhuận) cho doanh nghiệp / cửa hàng bán lẻ
Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm là một cuộc phiêu lưu mới và hấp dẫn đáng dấn thân. Bạn có thể phải dành thời gian để xây dựng một tổ chức, nhưng sau cùng nó thực sự xứng đáng. Đảm bảo rằng bạn tìm được một ngách thị trường mà mình đam mê, lên…
Nếu bánh bạn làm nhận được đánh giá tích cực và bạn yêu thích việc liên tục ra nhiều công thức và sản phẩm mới, thì mở tiệm bánh sẽ là công việc kinh doanh mang nhiều lợi nhuận và sảng khoái cho bạn. Nó liên quan nhiều tới việc vận hành một doanh nghiệp…
Khi nói tới việc mở shop quần áo, thì lên kế hoạch và chuẩn bị chính là mấu chốt. Bạn cần phát triển một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ, tìm một vị trí tốt để thiết lập shop, và tìm nguồn hàng với giá phù hợp. Mặc dù nghe có vẻ hơi nhiều lúc…
Có nhiều thứ cần cân nhắc khi quyết định mở một tiệm bánh, nhưng với một kế hoạch kinh doanh chu đáo, bạn sẽ sớm đi tạo ra một doanh nghiệp tại nhà thành công.
Một vài kỹ thuật bán hàng ở đây sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh đồ gia dụng thuyết phục khách hàng thay thế đồ gia dụng của họ với những sản phẩm mới từ bạn.