• 25/03/2020

Bạn có ý định mở cửa hàng kinh doanh nội thất? Cửa hàng của bạn có thể tập trung vào các sản phẩm giá bình dân được sản xuất hàng loạt hoặc làm theo nhu cầu của những khách hàng mong muốn thiết kế độc đáo làm nổi bật nhà cửa hay công ty của họ.

Một số cửa hàng còn bán kèm các sản phẩm đèn trang trí, đồ điện, đồ gia dụng, vật dụng ngoài trời và đôi khi có luôn dịch vụ thiết kế.

Bài viết này chia sẻ với bạn các bước bắt đầu một cửa hàng kinh doanh đồ nội thất và giúp bạn trả lời rằng hình thức kinh doanh này có phù hợp với bạn.

9 Bước mở một cửa hàng kinh doanh nội thất

Bạn đã tìm được ý tưởng kinh doanh nội thất cho mình và giờ bạn đã sẵn sàng đi bước tiếp theo. Đây là những bước đơn giản để bạn thực hành theo. Những bước này cũng giúp bạn lên kế hoạch phát triển kinh doanh thành công và hợp pháp.

Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch rõ ràng là cần thiét để thành công với tư cách một doanh nhân. Kế hoạch giúp bạn vạch ra rõ ràng những chi tiết trong doanh nghiệp và khám phá những điều chưa biết. Một vài câu hỏi cần bạn trả lời là:

  • Chi phí ban đầu và những chi phí phát sinh là gì?
  • Thị trường mục tiêu là ai?
  • Bao giờ mới hòa vốn?
  • Đặt tên doanh nghiệp thế nào?
Kế hoạch kinh doanh nội thất
Kế hoạch kinh doanh nội thất

May mắn là tôi đã làm nghiên cứu này cho bạn.

Những chi phí lúc mới mở cửa hàng nội thất?

  • Chi phí lớn nhất của bạn khi mở cửa hàng kinh doanh nội thất là đầu tư cho gian hàng và hàng hóa trưng bày. Để việc trưng bày hấp dẫn nhất, bạn cần diện tích cỡ 100-300 mét vuông.
  • Bạn cần một kho hàng lớn để giao nội thất đúng hẹn với khách hàng.
  • Cửa hàng của bạn cũng cần có vị trí thuận lợi để cung cấp dịch vụ tiện ích nhất cho càng nhiều người càng tốt.
  • Nếu có chuyên viên tư vấn thiết kế thì bạn cũng cần trả những người này mức lương cao.
Đừng bỏ lỡ:  Thành công trong bán lẻ nằm ở đâu?

Như vậy là bạn cần đầu tư tầm vài trăm triệu tới vài tỷ tùy vào quy mô và sự đa dạng hàng hóa của cửa hàng trưng bày hoặc nhà kho.

Những chi phí liên tục phát sinh khi kinh doanh nội thất?

  • Tiền lương là một phần đáng kể trong chi phí hàng ngày cho nhân viên bán hàng, thiết kế và giao hàng.
  • Bạn sẽ thay đổi cách trưng bày của mình 2 lần 1 năm, và đó cũng là phần chi phí đáng kể trong ngân sách hàng năm, một trong số đó cũng có thể bán lại nếu không dùng được nữa.
  • Ngoài ra bạn cũng phải duy trì mức tồn kho nhất định trong kho hàng, nhưng hầu hết mặt hàng có thể giao thẳng từ nhà máy qua địa điểm khách hàng.

Ai là thị trường mục tiêu?

  • Một số khách hàng thay đổi nội thất khi phong cách trang trí nhà cửa thay đổi, đặt ghế sofa mới mỗi năm.
  • Khách hàng cũ trở lại sẽ tạo ra nhiều thu nhập nhất. Song song đó, những ai cần mua giường, nên việc tạo ra môi trường niềm nở hấp dẫn khách hàng là rất quan trọng.
  • Trường học và những công ty bảo dưỡng tài sẽ sẽ mua số lượng lớn những nội thất không quá đặt tiền gần như thường xuyên.

Cửa hàng kinh doanh nội thất kiếm tiền thế nào?

Bạn sẽ tạo ra thu nhập bằng cách bán một lượng lớn nội thất tới càng nhiều người càng tốt. Bạn mua nội thất từ nhà máy với giá sỉ và bán ở mức giá cao hơn, và lấy phần lời là chênh lệch.

Thu bao nhiêu tiền từ khách hàng?

Nội thất giá rẻ thường có giá cỡ 50 đô cho 1 cái bàn. Còn đặt hàng theo yêu cầu như ghế sofa, bàn ăn gỗ cao cấp có thể lên tới 10 nghìn đô. Còn dòng trung cấp thì cỡ 1-2 nghìn đô.

Một cửa hàng nội thất lợi nhuận cỡ bao nhiêu?

Mặc dù cửa hàng nội thất có thể có doanh thu lên tới 1 triệu đô mỗi năm, nhưng nội thất lại là một trong những ngành có biên lợi nhuận thấp nhất trong lĩnh vực bán lẻ.

Lợi nhuận cho buôn sỉ khoảng 40%. Nhưng hầu hết cửa hàng thì lời khoảng 2% sau khi trừ hết mọi chi phí. Là chủ cửa hàng, bạn có thể hưởng khoản thu nhập hàng năm vào khoảng 100-200 nghìn đô.

Đừng bỏ lỡ:  Những lưu ý trước khi kinh doanh quán bar

Làm cách nào để tăng lợi nhuận lên cao hơn nữa?

Nội thất làm sẵn ngày càng phổ biến. Kệ sách, bàn, hay ghế sofa được giao trong một cái thùng lớn phẳng phiu để khách hàng lắp ráp sau.

Biên lợi nhuận của loại nội thất này cao hơn và chi phi thấp hơn khi giao hàng cho khách, từ đó giúp tăng biên lợi nhuận của bạn.

Bước 2: Đăng ký kinh doanh

Thiết lập một thực thể kinh doanh hợp pháp giúp bạn tránh khỏi chịu trách nhiệm cá nhân trên tài sản của mình nếu mở một cửa hàng.

Bước 3: Đăng ký thuế

Bạn cần đăng ký thuế trước khi mở doanh nghiệp.

Bước 4: Mở tải khoản ngân hàng và thẻ

Sử dụng tài khoản ngân hàng và thẻ dành cho doanh nghiệp là rất quan trọng để bảo vệ tài sản cá nhân.

Vì khi dùng chung tài khoản cá nhân với kinh doanh, những tài sản cá nhân của bạn sẽ gặp rủi ro.

Bước 5: Thiết lập tài khoản doanh nghiệp

Ghi nhận những chi phí và nguồn thu nhập khác nhau là quan trọng để hiểu kết quả tài chính của doanh nghiệp. Giữ cho các tài khoản luôn chính xác và chi tiết cũng đơn giản hơn cho việc khai thuế hàng năm.

Bước 6: Một số giấy phép quan trọng

Nếu không có những giấy phép cần thiết có thể khiến doanh nghiệp có nguy cơ đóng cửa. Chẳng hạn như giấy phép vận hành kinh doanh cửa hàng nội thất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà (nếu bạn thuê mặt bằng thì chủ đất phải có giấy tờ này)

Bước 7: Mua bảo hiểm doanh nghiệp

Bảo hiểm gần như cần thiết cho mọi chủ doanh nghiệp. Nếu bạn thuê nhân viên, bảo hiểm thất nghiệp chắc chắn là yếu cầu pháp lý bắt buộc.

Bước 8: Xác định thương hiệu của bạn

Thương hiệu là những gì công ty của bạn đại diện, cũng như doanh nghiệp của bạn được cộng đồng thừa nhận. Một thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật với đối thủ.

Thương hiệu cửa hàng kinh doanh nội thất
Thương hiệu cửa hàng kinh doanh nội thất

Cách quảng bá và tiếp thị cửa hàng nội thất

Vào những ngày đầu bạn cần tập trung vào việc thu hút khách hàng mới đến cửa hàng trưng bày. Bạn cần khai thác tối đa thị trường địa phương.

Tham gia hội chợ thương mại địa phương, thuê bàn, và đăng ký một chân hỗ trợ cho sự kiện từ thiện. Marketing bình thường sẽ gồm việc quảng bá các mặt hàng theo mùa như đồ nội thất mùa hè, bộ bàn ăn tối, và nội thất văn phòng vào mùa thu. Bạn cần liên tục cập nhật quảng cáo và bán hàng của mình.

Đừng bỏ lỡ:  Nghệ thuật 5 bước lấy lòng khách hàng "online"

Làm cách nào để giữ chân khách hàng?

Khách hàng đầu tiên của bạn sẽ ghé lại lần nữa khi họ nghĩ rằng bạn đưa ra các khuyến mãi hấp dẫn và trải nghiệm mua sắm ấn tượng. Họ sẽ trở lại khi nhận được một dịch vụ đáng chú ý, một mức giá phải chăng và giao hàng đúng lúc.

Bước 9: Hiện diện trên web

Website doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng tìm hiểu nhiều hơn về công ty, sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn có thể dùng mạng xã hôi để thu hút khách hàng mới.

Vậy kinh doanh nội thất có phù hợp với bạn?

Nếu bạn thích thú với việc tạo cảnh quan thiết kế nhà cửa, thích làm việc với công chúng và thích những thử thách của việc xây dựng một doanh nghiệp sinh lời, thì kinh doanh cửa hàng nội thất là lựa chọn phù hợp cho bạn.

Kinh doanh nội thất có phù hợp với bạn?
Kinh doanh nội thất có phù hợp với bạn?

Mỗi ngày tại cửa hàng nội thất diễn ra thế nào?

  • Đảm bảo mọi hàng hóa trưng bày được ngăn nắp và sạch sẽ
  • Làm việc với khách hàng để đưa ra các đề nghị nội thất hợp với phong cách và ngân sách của họ
  • Xem bộ sưu tập nội thất mới và quyết định cái nào cửa hàng sẽ bán trong mùa tiếp theo
  • Đặt hàng nhà máy để đáp ứng đơn hàng của khách hoặc để lưu kho vận chuyển tức thì
  • Tạo môi trường chào đón thân thiện với người mua sắm, chẳng hạn mời bánh, nước, vài trò giải trí
  • Thiết kế trưng bày mới cho bộ sưu tập nội thất kế tiếp
  • Tư vấn cho khách hàng muốn phát triển một thiết kế hợp nhất
  • Lên lịch giao hàng cho khách

Kỹ năng và kinh nghiệm giúp bạn xây dựng cửa hàng nội thất thành công?

Chủ cửa hàng nội thất thành công có thể:

  • Chọn và trưng bày những sản phẩm nội thất đẹp và có tiếng
  • Tạo môi trường mua sắm niềm nở và vượt xa kỳ vọng
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời trên từng giao dịch
  • Huấn luyện đội ngũ nhân vien thân thiện và nhiều hiểu biết để hỗ trợ trải nghiệm mua hàng
  • Duy trì biên lợi nhuận tốt với các nhà sản xuất nội thất
  • Đề xuất kết hợp nội thất, đèn và các yếu tố thiết kế khách cho trải nghiệm ngày càng cá nhân hóa

Tiềm năng tăng trưởng của cửa hàng nội thất là gì?

Cửa hàng nội thất thành công nhất không có nội thất độc đáo để bán, mà tạo ra một trải nghiệm mua sắm và không khí khuyến khích người mua sắm sờ, chạm, thử, và khám phá cái họ thích trong số nhièu lựa chọn.

Khi bạn xây dưng trải nghiệm dịch vụ không thể quên đó, kết hợp với mức giá hợp lý, bạn hoàn toàn có thể mở rộng cửa hàng thành chuỗi.

Bước tiếp theo: Tìm một người đỡ đầu cho doanh nghiệp

Một trong những nguồn lực lớn nhất mà doanh nhân có thể có là người đỡ đầu. Khi bạn bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh, hãy kết nối với những nguồn lực kinh doanh miễn phí gần mình để giúp những cái bạn cần.

Có một mạng lưới hỗ trợ trong tay để vượt qua những thời điểm khó khăn cũng là yếu tốt thành công chính cho người chủ doanh nghiệp.

Tham khảo: howtostartanllc.com